Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (4)

tran hai thanh
Thu bui
Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (1)


Chủ đề:

Chương X. Vi khuẩn - Nấm - Địa y

Câu hỏi:

I.Trắc nghiệm

1.Trong những nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả thịt?

a.Qủa chuối, quả cam, quả bưởi

b.Qủa dừa, quả đậu xanh, quả cam

c.Qủa xoài, quả cải, quả dưa

d.Qủa chi chi, quả táo ta, quả chanh

2.Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành/

a.Qủa

b.Hoa

c.Hạt

d.Qủa và hạt

3.Nấm là thực vật đúng hay sai?

a.Đúng,vì nấm có mũ nấm, cuống nấm và chân nấm

b.Đúng,vì khi nấm phát triển mạnh sau cơn mưa trông như một rừng cây

c.Sai, vì Nấm không có các cơ quan : rễ, thân, lá ,tế bào không có diệp lục

d.Sai, vì nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử

4.Hoa giao phấn là hoa

a.Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa đó

b.Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác

c.Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và hoa khác

d.Câu b và c sai, câu a đúng

5.Vi khuẩn có vai trò gì

a.Phân hủy các chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng

b.Một số có khả năng cố định đạm, lên men, làm sạch nguồn nước thải

c.Góp phần hình thành than đá, dầu lửa

d.Cả a, b,c đều đúng

6.Thụ tinh là hiện tượng?

a.Tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái của noãn

b.Tế bào hạt phấn tiếp xúc với noãn

c.Hạt phấn rơi vào đầu nhụy

d.Cả a, b,c đều sai

7.Lũ lụt, hạn hán kéo dài nguyên nhân có thể do:

a.Hiệu ứng nhà kính

b.Thiên tai

c.Khai thác quá mức rừng đầu nguồn

d.Thiên tai và khai thác quá mức rừng đầu nguồn

8.Vì sao nên trồng các cây họ Đậu để cải tạo đất?

a.Các nốt sần ở rễ các cây họ Đậu do vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm

b.Trồng các cây họ Đậu mà rễ có nốt sần sẽ bổ sung nguồn khoáng cho đất

c.Trồng các cây họ Đậu mà rễ có nốt sần sẽ bổ sung nguồn lân

d.Trồng các cây họ Đậu mà rễ có nốt sần sẽ bổ sung nguồn kali cho đất

9.Vì sao vi khuẩn có hại?

a.Vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường

b.Vi khuẩn giúp lên men một số loai thực phẩm

c.Vi khuẩn làm hỏng thức ăn, gây ôi thiu, thối rửa thức ăn

d.Vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho động vật, thực vật và người làm hỏng thức ăn

10.Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic vầ ooxxi trong không khí được ổn định?

a.Nhờ quá trình hô hấp của thực vật

b.Nhờ quá trình quang hợp của thực vật

c.Nhờ quá trình thoát hơi nước của thực vật

d.Nhờ quá trình hô hấp và quá trình thoát hơi nước của thực vật

11.Những nhóm cây nào sau đây thuộc cây lớp hai lá mầm:

a.Lúa ,ngô,đậu tương

b.Đậu tương, lạc, mướp

c.Mướp, lạc, lúa mì

d.Rau muống, cà chua, ngô

12.Nhờ đâu thực vật( đặc biệt thực vật rừng) có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán?

a.Nhờ thực vật có hệ rễ giữ đất

b.Nhờ tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lũ gây ra

c.Nhờ quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật

d.Nhờ thực vật có hệ rễ giữ đất và nhờ tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lũ gây ra

13.Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?

a.Để chắn gió,chắn cát bay

b.Để hạn chế tác động của sóng biển vào chân đê

c.Để chắn gió, chắn các bay và hạn chế tác động của sóng biển vào chân đê

d.Để lấy gỗ

14.Tiêu chuẩn chính để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là:

a.Số lá mầm của phôi

b.Kiểu rễ

c.Số cánh hoa

d.Kiểu gân lá

15.Điểm giống nhau giữa rêu và dương xỉ là:

a.Có rễ ,thân, lá thực sự

b.Cây con mọc ra từ nguyên tản

c.Sinh sản bằng bào tử

d.Trong thân có mạch dẫn

16.Hạt lạc gồm:

a.Vỏ, 2 lá mầm, rễ mầm, thân mầm, chồi mầm

b.Vỏ, lá mầm, rễ mầm , thân mầm, chồi mầm và phôi nhũ

c.Vỏ, 1 lá mầm, rễ mầm , thân mầm, chồi mầm

d.Vỏ, rễ mầm, thân mầm , chồi mầm và phôi nhũ

17.Giới thực vật được chia thành các ngành:

a.Tảo, nấm , vi khuẩn , địa y

b.Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín

c.Thực vật Một lá mầm và Thực vật hai lá mầm

d.Tảo, nấm, địa y,rêu , hạt trần, hạt kín

18.Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục là đặc điểm của:

a.Tảo

b.Rêu

c.Dương xỉ

d.Cây xanh có hoa

19.Mũ nấm rơm là bộ phận:

a. Chứa bào tử

b.Chứa chất diệp lục

c.Chứa các tế bào sinh dưỡng

d.Chứa chất dinh dưỡng

20.Cây hai lá mầm thường có kiểu gân lá :

a.Song song

b.Hình mạng

c.Hình cung

d.Cả a, b,c

21.Cây rêu là thực vật đã có :

a.Rễ, thân,lá thật và có mạch dẫn

b.Rễ, thân,lá thật nhưng chưa có mạch dẫn

c.Đã có rễ, thân, lá, hoa,quả, hạt

d.Có thân.lá, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa

22.Cây thông có bộ phận sinh sản:

a.Là hạt nằm trên các lá noãn hở

b.Hoa, quả, hạt

c.Là các bào tử

d. Là hạt nằm trong quả do hoa phát triển thành

23.Hiện tượng vi khuẩn sống trên cơ thể sống khác để lấy chất dinh dưỡng gọi là hiện tượng:

a.Kí sinh

b.Cộng sinh

c.Hoại sinh

d.Tự dưỡng

24.Qủa được hình thành từ:

a.Nhụy

b.Noãn

c.Nhị

d.Trứng

II.Tự luận

Câu 1:

Thực vật có những vai trò gì đối với con người và đối với động vật? Em cần làm những gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam?

Câu 2:

-Nấm giống vi khuẩn ở những đặc điểm nào?

-Nấm giống tảo ở đặc điểm nào?

Chủ đề:

Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

Câu hỏi:

I.Trắc nghiệm:

1.Phụ lưu là những con sông:

a.Đổ nước vào sông chính

b.Thoát nước cho sông chính

c.Thoát nước ra biển

d.Không có đáp án nào đúng

2.Độ muối của biển nước ta là:

a. 15 phần nghìn

b.33 phần nghìn

c.35 phần nghìn

d.41 phần nghìn

3.Yếu tố nào của khí hậu ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

a.Gió

b.Nhiệt độ

c.Lượng mưa

d.Cả hai ý b và c đều đúng

4.Nước biển và đại dương có 3 sự vận động đó là:

a.Sóng, thủy triều, dòng biển nóng

b.Thủy triều, sóng và gió

c.Sóng, thủy triều, các dòng biển

d.Dòng biển lạnh, sóng, thủy triều

5.Mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật chủ yếu là do yếu tố nào quyết định:

a.Địa hình

b.Khí hậu

c.Lượng mưa

d.Đặc điểm của chất

6.Căn cứ vào nguồn gốc thì có mấy loại hồ:

a.3

b.4

c.5

d.2

7.Trên bề mặt trái đất có mấy đới khí hậu?

a.3

b.4

c.5

d.6

8.Vị trí của đới nóng đó là:

a. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc

b.Từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam

c.Từ chí tuyến Bác đến chí tuyến Nam

d.Từ cực Bắc đến cực Nam

9.Hiện tượng thủy triều sinh ra là do sức hút :

a.Mặt Trăng

b.Mặt Trời

c.Mặt Trời và Mặt Trăng

d.Chủ yếu là Mặt Trời

10.Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ:

a.23 độ 27 phút Bắc

b.23 độ 27 phút Nam

c.23 độ 23 phút Bắc

d.23 độ 32 phút Bắc

11.Loại gió thường xuyên thổi trong đới nóng đó là gì?

a.Gío Đông cực

b.Gio Tín Phong

c.Gio Tây ôn đới

12.Lưu vực sông là gì?

a. Là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước cho một con sông

b.Là lượng nước chảy ngang qua lòng sông ở một địa điểm nào đó

c.Gồm có sông chính, phụ lưu và chi lưu

13.Dòng biển lạnh là dòng biển :

a.Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp

b.Chảy từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao

c.Chảy từ Đông sang Tây

d.Chảy từ Nam lên Bắc

14.Con người đã làm gì để làm tăng độ phì cho đất?

a. Cày bừa

b.Bón phân

c.Tưới nước

d.Các ý trên đều đúng

15.Lượng mưa ở đới ôn hòa hàng năm khoảng từ:

a.200mm - 500mm

b.500mm - 1000mm

c.1000mm - 1500mm

d.1000mm - 2000mm

16.Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là nhân tố:

a.Góc chiếu mặt trời

b.Vĩ độ

c.Địa hình

d.Khí hậu

II.Tự luận:

Câu 1:Trình bày các nhân tố hình thành đất

Câu 2;Nêu những ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực- động vật trên trái đất

Câu 3:Cho một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và động vật