Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tranphinhi
Xem chi tiết
Sáng
16 tháng 12 2016 lúc 20:04

Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Gió bào mòn đá, làm đá nhẵn hơn.
- Nhiệt độ làm thay đổi các khoáng chất, đá, làm chúng biến đổi.
- Nước làm phẳng nhẵn những nơi mà nó đi qua: đá ở các thác nước rất nhẵn, trơn..
Những vùng nào trên thế giới có nhiều động đất và núi lửa?
- Động đất chù yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải. Đây cũng chính là vành đai lửa thái bình dương. Do hoạt động của vỏ trái đất ở những nơi này vẫn tích cực nên nơi đấy chính là cái "rốn" của núi lửa và động đất.

Hà Phan Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Thùy Dung
18 tháng 12 2016 lúc 11:57

Núi

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 12:09

Là núi.

Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.

Huỳnh Thị Ngọc Nhung
Xem chi tiết
Lê Thanh Nhàn
17 tháng 12 2016 lúc 8:59
Đặc điểm Núi giàNúi trẻ
Đỉnh trònnhọn
Sườnthoảidốc
Thung lũngcạn,rộnghẹp,sâu

 

Justin Nguyễn
18 tháng 12 2016 lúc 9:09
Núi giàĐỉnh trònSườn thoảiThung lũng nôngNúi trẻĐỉnh nhọnSườn dốcThung lũng sâu
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Hoang Hung Quan
18 tháng 12 2016 lúc 8:58

* Động đất:

_ Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất,làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển.

* Con người đã có những biện pháp để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất:

_ Không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những cao tần vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.

_ Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.

_ Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v. để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.

_ Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.

_ Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu ví có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 12:07

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 12:07

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.

Justin Nguyễn
Xem chi tiết
Đào Thị Ngọc Ánh
18 tháng 12 2016 lúc 8:59

Vì nội lực do những lực sinh ra từ bên trong tạo ra và nó làm cho địa hình bề mặt trái đất gồ ghề còn ngoại lực do những lực sinh ra từ bên ngoài tạo ra và nó làm cho địa hình trái đất thấp , bằng phẳng.

Hoang Hung Quan
18 tháng 12 2016 lúc 9:16

* Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau là vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Do quá trình phong hóa và quá trình xâm thực

Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 12:05

Vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.

Kang Hyun Kyo
Xem chi tiết
trương thị ngân
25 tháng 2 2017 lúc 14:21

+trồng nhiều cây xanh bao phủ trọc

+0 đốt nương dẫy tràn nan

+sây nhà kiên cố,lập ra các trạm dự báo thiên tai

+....

Hiyoko
22 tháng 12 2016 lúc 12:43

Nếu động đất bắt đầu xảy ra bạn cần:

- Giữ bĩnh tĩnh
- Ngay lập tức ngắt cầu dao điện, ngắt bếp gas, khóa van tự động bếp gas.
- Nhẩm trong đầu nguyên tắc “núp - che - giữ”. Ví dụ: Núp dưới một cái bàn hay một vật chắc chắn để che chỡ bản thân. Bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách úp mặt vào cánh tay và cứ giữ như thế cho đến khi an toàn.
- Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy cứ ở đó, chui xuống một cái bàn, dùng tay và lưng hơi nâng nó lên và kéo rê tới sát góc tường hoặc cửa ra vào.
- Nếu đang ở trên lầu thì không chạy xuống tầng dưới hoặc lao ra ngoài khi tòa nhà đang rung chuyển, nếu không, bạn có thể bị tường đổ, hoặc các vật dụng đè lên.
- Không được ở trong nhà bếp, đó là nơi nguy hiểm khi có động đất.
- Nếu đang ở trong lớp học hoặc công sở nên núp vào gầm bàn, lấy cặp, túi xách che lên đầu.
- Nếu các bạn đang ở ngoài đường, hãy tránh xa các cao ốc, đường điện cao thế, trụ điện, ống khói... tất cả những thứ có thể ngã đổ lên người. Coi chừng các vật có thể rơi từ trên cao xuống đầu.

li saron
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Định
22 tháng 1 2017 lúc 13:57


Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…

Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…

b) Phong hoá hoá học

Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…

Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…

c) Phong hoá sinh học

Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.


2. Quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

a) Xâm thực

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…

Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông…

Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển.

b) Thổi mòn

Tác động xâm thực do gió còn gọi là quá trình thổi mòn, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô khan. Các cơn gió cuốn theo những hạt cát đập mạhh vào bề mặt đá, phá huỷ đá để tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá…

c) Mài mòn

Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà… Quá trình này diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá.

Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển.


3. Quá trình vận chuyển

Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc và động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm.

4. Quá trình bồi tụ

Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích.

Kết quả của quá trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát… . Ở hạ lưu các con sông, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ…

Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng.

Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nhìn chung, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.

Nguyễn Đức Đại
Xem chi tiết
dao ba minh
23 tháng 12 2016 lúc 18:59

Không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những cao tần vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.

- Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.

- Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v. để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.

- Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tầng, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.

- Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu vì có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.

Còn các quốc gia tân tiến nhiều kiến trúc cao tầng, đường sá chằng chịt, dân số đông, xe cộ tấp nập và nhà cửa được xây cất nhiều loại vật liệu khác nhau cho nên việc phòng động đất rất cần thiết và phải được thực tập một vài lần để họ làm quen với sự việc. Động đất đã cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản cho nên chúng ta nên chuẩn bị để có thể hạn chế được phần nào thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất.

Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng:

1-Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà

2-Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)

3-Chuẩn bị túi ba lô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy

4- Hộp cấp cứu ( nếu có bệnh phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)

5- Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay

6- Tấm Bạt phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.

7- Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã

8- kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ

9- Ghi rõ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình

10- Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó.

Nguyễn Ninh
24 tháng 12 2016 lúc 10:10

để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra con người đã:

+ tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn

+ lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm

đề thi học kì môn địa lý 6 câu cuối đúng không? mới thi hôm qua mà limdim

Nguyễn Nhã Trang
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 19:05
Động đất là những rung chuyển đột ngột với tốc độ nhanh của bề mặt trái đất kèm theo sự giải phóng năng lượng trong thạch quyển. Động đất cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.Con người đã có những biện pháp để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra , cụ thể :Xây dựng nhà chịu được những chấn động mạnhCó các loại máy phát hiện động đất để kịp thời đề phòng  
Phạm Thùy Linh
22 tháng 12 2016 lúc 19:17

-động đất là một tác động do nội lực gây ra

-biện pháp:

+xây nhà chịu được các chấn động lớn

+lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Shinichi vs hagl
26 tháng 7 2017 lúc 16:05

-Động đất là những rung chuyển đột ngột vs tốc độ nhanh của bề mặt trái đất kèm theo sự giải phóng của năng lượng thạch quyển,động đất cũng có thể xảy ra ở các hành tinh khác có cấu tạo giống vỏ trái đất!

-Chúng ta ko nên ở những nơi dễ xảy ra động đất. -Quan sát những hiện tượng bất thường(ở động vật,cây cối hoặc trên ti vi) để phòng tránh

-Xây dựng nhà cửa kiên cố...