Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một nử , nửa còn lại nổi trên mặt nước. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu, biết khối lượng riêng của nước là D=1000 kg/m3
Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một nử , nửa còn lại nổi trên mặt nước. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu, biết khối lượng riêng của nước là D=1000 kg/m3
Vì vật nổi trên mặt nước => P = FA
=> dvật . v = d . vchìm
=> 10Dvật . v = 10D . \(\dfrac{1}{2}\) v
=> Dvật = 1000 : 2 = 500 (kg/m3)
Câu 1 : Một vật hình hộp chữ nhật có kích thước 3cm *4cm*5cm và có khối lượng là 1.2kg . Tính áp lực và áp suất của vật đó lên mặt đất trong mọi trường hợp
Câu 2 : một vật có khối lượng 540gam và có khối lượng riên 2700kg/m^3 đc thả vào chậu nước cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
a Chứng minh rằng vật chìm hoàn toàn trong nước tính lực đẩy Ác-Xi-Mét tác dụng lên
Câu 3 : Người thứ nhất đi trên quãng đg 0.36km hết 1.2 phút . người thứ hai đi trên quãng đg 8.1km hết 0.5h . Hỏi ng nào đi nhanh hơn
MẤY B T.L GIÚP MK VS MK CẦN GẤP LẮM
CẢM ƠN TRUOCS NHA
một cục nước đá có thể tích bằng 360cm^3 nổi trên mặt nước tinh thể tích của phần nước đá lóa ra khỏi mật nước biết KLR của nó là 0,92g cm/m^3 ;TLR là 10000n/m^3
Một người có khối lượng m=55kg. Trọng lượng riêng của cở thể người này là d= 11000 N/m3 . Người này dùng những chiếc bình nhựa rỗng và nhẹ cột lại để làm phao. Mỗi bình nhựa có thể tích Vb = 5 lít. Để khi người này bơi phao, phao chìm trong nước còn phần cơ thể nổi lên trên mặt nước tối thiểu gồm đầu , cổ và vai có thể tích là 8dm3 , phao phải được tạo bởi bao nhiêu chiếc bình cột lại? Số lượng bình là số nguyên
Thể tích cơ thể người là: \(V_n=\dfrac{m}{D_n}=\dfrac{55.10}{11000}=0,05m^3\)
Thể tích phần chìm của người là: \(V_c=0,05-0,008=0,042m^3\)
Gọi số bình cần dùng là n, suy ra thể tích của bình là: \(n.0,005(m^3)\)
Để người nổi được trên mặt nước thì lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng cơ thể người. Do vậy:
\((0,042+0,005n).10000=550\)
\(\Rightarrow n =2,6\)
Vì số bình là số nguyên nên ta lấy \(n=3\)
Vậy cần 3 chiếc bình cột lại.
Tại sao nước đá đông lạnh lại nổi lên trên nước thường??
Ở lớp 6 ta đã học được một điều là nước trong khoảng 4oC khi lạnh đi không co lại mà nở ra. Do đó một khối nước đá sẽ có thể tích lớn hơn một khối nước lỏng cùng khối lượng. Điều đó làm cho trọng lượng riêng của nước đá giảm so với nước lỏng. Vì trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn nên khi thả nước đá vào nước thì nước đá nổi lên.
Theo nguyên lý này cùng một khối lượng, nước đá ở 0oC sẽ có thể tích nhỏ hơn nước ở nhiệt độ > 0oC. Từ công thức tính khối lượng riêng: D = m/V ,ta thấy nước đá sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng bình thường. Vậy theo logic đó khi ta thả vào nước lỏng nước đá sẽ chìm chứ không thể nổi được!
k mk nhoaaa
Nước có tỷ trọng (khối lượng riêng) bình thường là 1 g/cm³ nhưng khi bị làm lạnh, đông đá thì phân tử phải tách ra để tạo thành tinh thể lục giác mở(tinh thể của tuyết). Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng nên đá lạnh nổi trong nước.
Một chiếc bè gỗ được ghép từ 10 thân gỗ, mỗi thân gỗ có thể tích là \(0.1 m^3\). Trọng lượng riêng của gỗ là 7000\(N/m^3 \), của nước là 10000 \(N/m^3\). Hỏi có thể chất lên bè vật nặng có khối lượng tối đa là bao nhiêu để bè không bị chìm?
ta có:
thể tích bè là:
Vb=0,1.10=1m3
trọng lượng của bè là:
Pb=dbVb=7000N
lực đẩy Ác-si-mét của vật khi chìm hoàn toàn là:
FA=dn.Vb=10000N
khối lượng tối đa có thể chất lên thuyền là:
\(m_v=\frac{F_A-P_b}{10}=\frac{3000}{10}=300kg\)
theo mình thì vậy.Bạn xem có đúng ko nhé
Làm sao để đọc tin nhă vậy mọi ng !
mk hông bít!Giúp mk nha!
Một vật có khối lượng riêng D = 400kg/m3 thả trong một cốc đựng nước có khối lượng riêng D' = 1000kg/m3. Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước?
giúp mk gấp!!!
Bài 10.2 SBT: Cùng một vật nổi trên hai chất lỏng khác nhau (H12.1). Hãy so sánh lực đẩy Ac-si-met trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao.
(Trong H12.1, người ta vẽ V1 > V2)
FA1 = d1.V1 , FA2 = d2.V2 . Do FA1 = FA2 và V1 > V2 => d1 < d2
Bài làm
Gọi lực đẩy Ác-si-mét lần lượt tác dụng lên vật đó ở bình thứ nhất và bình thứ hai là a và b.
Ta có: vật nổi ở bình thứ nhất thấp hơn vật đó ở bình thứ hai → FAa < FAb.
Vậy lực đẩy Ác-si-mét ở bình thứ nhất nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét ở bình thứ hai.
Ta có: FA = d.V mà V ở hai trường hợp bằng nhau → da < db.
Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng ở bình thứ hai lớn hơn.
1. một chiếc phao tắm của em bé có thể tích là 0,12 m3. tính sức nặng của phao khi phao đặt trong nước cùng rm bé, biết trọng lượng của phao là 20N và của em bé là 300N, coi như phao bị ngập toàn bộ trong nước.
giúp nha!!!!!!
giải: trọng lượng của phao và em bé là:
P = 300 + 20 = 320 (N)
lực đẩy Acsimet tác dụng lên phao bơi:
FA = dn . v = 10 000 . 0,12 = 1200 (N)
sức nặng của phao khi phao đặt trong nuocs cùng em bé:
F = FA - P = 1200 - 320 = 880 (N)
tik nha!!
Trọng lượng của phao và em bé là :
P = P1 + P2 = 20 + 300 = 320 (N)
Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên phao là :
FA = dn . V = 10000. 0,12 = 1200 (N)
Sức nặng của phao khi phao đặt trong nước cùng em bé là :
F = FA - P = 1200 - 320 = 880 (N)
một viên nước đá được thả nổi trong 1 bình chứa nước. Khi viên đá tan hoàn toàn thành nước tì mực nước trong bình thay đổi như thế nào? Giải bài tóa trong các trường hợp sau:
a, trong viên đá còn 1 phần nước chưa đông đặc
b. trong viên nước đá có một viên bi thép
c. nếu trong viên nước đá có 1 quả cầu nhỏ bằng bấc