Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nguyễn Ánh Tuyết
Xem chi tiết
_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:02

Khí hậu châu Á rất đa dạng và phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau:
- Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
- Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao

_silverlining
1 tháng 1 2017 lúc 14:00

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Thanh Tùng Phạm Văn
Xem chi tiết
Rùa Yeol
22 tháng 12 2016 lúc 18:30

- có 3 khu vực:

+ Phía Bắc: dãy hi-ma-lay-a hùng vĩ, chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, dài gần 2600km,rộng từ 320-400km.

+ Giữa là đồng bằng ấn hằng, rộng và bằng phẳng. chạy từ bờ biển a-rap đến vịnh ben-gan. dài hơn 3000km,rộng từ 250-350km.

+ Phía nam là sơn nguyên đê-can thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là 2 dãy gát đông và gát tây.

tran ngoc tra
Xem chi tiết
ben
26 tháng 12 2016 lúc 17:12

câu 1. vì nam á khí hậu phân bố đa dạng

Trần Thị Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
5 tháng 1 2017 lúc 18:53

- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ân và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô khan, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt.

- Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật, ... ở các cảng biển, đô thị và các trung tâm công nghiệp. 

- Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hằng và Đồng bằng sông An có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, đây là một trong những cái nôi văn minh cố của thế giới.

Võ Thu Uyên
9 tháng 1 2017 lúc 21:40

Vì:

-Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân Cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

Ngọc Hân
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
29 tháng 11 2018 lúc 15:01

Yếu tố ảnh hưởng: khí hậu, địa hình

halinhvy
29 tháng 11 2018 lúc 17:42

Yếu tố ảnh hưởng khí hậu và địa hình ,ảnh hưởng đến việc hình thành từng cảnh quan ở Nam Á

Phạm Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
31 tháng 10 2017 lúc 20:23

Trong hoang mạc con người đi và chuyên chở hàng hoá bằng lạc đà vì ở các hoang mạc chủ yếu là cát nên các phương tiện khác di chuyển rất khó khăn và khó di chuyển. Còn lạc đà thì đi đường xa và chịu đói khát tốt nên con người dùng lạc đà là chủ yếu

Võ Lan Anh
Xem chi tiết
Kien Nguyen
3 tháng 11 2017 lúc 12:42

Sông Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng đổ ra biển

Sông Hằng bắt nguồn từ dãy Himalaya đổ ra biển

Sông Bra-ma-put bắt nguồn từ Tây Tạng đổ ra biển

Dinh Hanh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
4 tháng 11 2017 lúc 20:55

1. Quanh khu vực Nam Á là biển Ấn độ dưong, nên lựong hơi nứoc nhiều hơn hẳn so với miền bắc nứoc ta. Hơn nữa miền bắc nước chịu ảnh hửong từ khối không khí lục địa phía bắc. Khí hậu lạnh hơn.

2. Khu vực Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên (cao nguyên tây tạng, cao nguyên Nepal...) mà ngừoi ta khoái sống ở chỗ trồng dc lương thực. Nên dân cư tập trung ở đồng bằng nhiều (đồng bằng sông Hằng)

Phạm Tân
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
8 tháng 11 2017 lúc 12:18

Dãy hi-ma-lay-a được mệnh danh là hàng ráo khí hậu khu vực Nam Á vì là dãy rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới, là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam( trung bình 2000-3000mm/năm), trong khi đó sườn phía bắc của dãy Himalaya rất khô hạn, lượng mưa thấp hình thành nhiều hoang mạc( lượng mưa trung bình dưới 100mm/năm).

Hoàng Như Trâm
Xem chi tiết