Tự đánh giá bài 8

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 79)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 79)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 79)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 80)

Câu 5 (SGK Cánh Diều trang 80)

Câu 6 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

- Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”

- Không có tiền nộp sưu, phải bán cả con gái đầu lòng và ổ chó để chạy sưu.

- Sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

- Chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái.

- Hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn

- Là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

- Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

- Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

- Đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

- Cách xưng hô: từ cháu - ông, nhà tôi - ông, bà - mày.

- Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)