Bài 8. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 36)

Hướng dẫn giải

* Đất nước Trung Quốc là một đất nước vô cùng rộng lớn với những điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú. Cùng với hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang và sự phát triển của kinh tế nên có sự xuất hiện sớm của nhà nước. Chính những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên,con người mà người Trung Quốc đã tạo nên nền văn minh rực rỡ về chữ viết, tư tưởng, khoa học-kĩ thuật,…

 

* Quá trình thống nhất lãnh thổ và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc diễn ra: 

- Vào thiên niên thỉ II đến cuối thiên niên kỉ III TCN: nhà Hạ, Thương,  Chu thay nhau cầm quyền

- Đến thế kỉ VIII TCN thời Xuân Thu chiến quốc, các nước nổi dậy xâm chiếm lẫn nhau 

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nhà Tần mạnh lên, và thống nhất Trung Quốc năm 221

 Sau khi được thống nhất, xã hội Trung Quốc phân hóa sâu sắc thành các giai cấp. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân ngày càng chiếm địa vị thống trị.  Chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

* Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc:

- Tư tưởng:  Nho, Phật, Đạo

-Chữ viết: chữ giáp cốt

- Sử học: sử kí Tư Mã Thiên

- Văn học: Kinh thi

- Kiến trúc: trường thành, cung điện

.....

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại là:

– Nằm ở hai lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, hằng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ.

– Phía Đông tiếp giáp với biển Hoa Đông.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 38)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 38)

Hướng dẫn giải

- Trong xã hội Trung Quốc dưới thời Tần có 2 giai cấp chính là:

+ Địa chủ.

+ Nông dân lĩnh canh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Thời kì:

Thời tam quốc (220 - 280).

Thời Nam - Bắc triều (420 - 518)

Triều đại:

Nhà Hán (206 TCN - 220).

Nhà Tấn (280 - 420).

Nhà Tùy (518 - 618)

(Trả lời bởi Van Toan)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Cánh Diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là:

Về tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất kaf: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.Về chữ viết: Chữ giáp cốt và chữ viết trên thẻ tre, gỗVề văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời Chiến Quốc)...Về sử học: Có các tác phẩm nổi tiếng như Sử Kí (Tư Mã Thiên), Tam quốc chí.Về y học: Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh với các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...Về kỹ thuật: Phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...Về kiến trúc: xây dựng vạn lý trường thành, là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc (Trả lời bởi Mẫn Nhi)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Hai con sông này đều chảy theo hướng đông,tây và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

(Trả lời bởi OH-YEAH^^)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo ạ

 

Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:

Nửa sau thế kỉ II TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cụ thể:

Năm 221 TCN nước Tề bị nước Tần thôn tính

Năm 222 TCN nước Yên bị nước Tần thôn tính

Năm 223 TCN nước Sở bị nước Tần thôn tính

Năm 225 TCN nước Ngụy bị nước Tần thôn tính

Năm 228 TCN nước Triệu bị nước Tần thôn tính

(Trả lời bởi Sad boy)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 

- Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở.

- Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.

- Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km.

- Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.Dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì.

- Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

(Trả lời bởi _Hồ Ngọc Ánh_)
Thảo luận (1)