Bài 7: Ôn tập chương Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit

Bài 2.45 (Sách bài tập trang 133)

Hướng dẫn giải

a) Ta có tập xác định của cả hai hàm số \(f\left(x\right),g\left(x\right)\) đểu là \(\mathbb{R}\)

Mặt khác:

\(f\left(-x\right)=\dfrac{a^{-x}+a^{-x}}{2}=f\left(x\right);g\left(x\right)=\dfrac{a^{-x}-a^x}{2}=-g\left(x\right)\)

Vậy \(f\left(x\right)\) là hàm số chẵn, \(g\left(x\right)\) làm hàm số lẻ

b) Ta có :

\(f\left(x\right)=\dfrac{a^x+a^{-x}}{2}\ge\sqrt{a^xa^{-x}}=1,\forall x\in\mathbb{R}\)

và :

\(f\left(0\right)=\dfrac{a^0+a^0}{2}=1\)

Vậy :

\(minf\left(x\right)=f\left(0\right)=1\)

(Trả lời bởi Nguyen Thuy Hoa)
Thảo luận (1)

Bài 2.46 (Sách bài tập trang 133)

Bài 2.47 (Sách bài tập trang 133)

Bài 2.48 (Sách bài tập trang 133)

Hướng dẫn giải

a) Đồ thị của hàm số \(y=\log_3\left(x-1\right)\) nhận được từ đồ thị của hàm số \(y=\log_3x\) bằng cách tịnh tiến song song với trục hoành sang bên phải 1 đơn vị

b) Đồ thị của hàm số \(y=\log_{\dfrac{1}{3}}\left(x+1\right)\) nhận được từ đồ thị của hàm số \(y=\log_{\dfrac{1}{3}}x\) bằng cách tịnh tiến song song với trục hoành sang bên trái 1 đơn vị

c) Đồ thị của hàm số \(y=1+\log_3x\) nhận được từ đồ thị của hàm số \(y=\log_3x\) bằng cách tịnh tiến song song với trục tung lên trên 1 đơn vị

(Trả lời bởi Nguyen Thuy Hoa)
Thảo luận (1)

Bài 2.49 (Sách bài tập trang 133)

Bài 2.50 (Sách bài tập trang 133)

Bài 2.51 (Sách bài tập trang 133)

Hướng dẫn giải

a) Đặt \(7^x=t\left(t>0\right)\)
Phương trình trở thành: \(7t^2-8t+1=0\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}t=1\\t=\dfrac{1}{7}\end{matrix}\right.\).
Với \(t=1\)\(\Rightarrow7^x=1\)\(\Leftrightarrow x=0\).
Với \(t=\dfrac{1}{7}\Leftrightarrow7^x=7^{-1}\)\(\Leftrightarrow x=-1\).
b) Đặt \(3^x=t\left(t>0\right)\)
Phương trình trở thành: \(3t^2-9t+6=0\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}t=2\\t=1\end{matrix}\right.\)
- Với \(t=2\) thì \(3^x=2\Leftrightarrow x=log^2_3\).
Với \(t=1\) thì \(3^x=1\Leftrightarrow x=0\).

(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (1)

Bài 2.52 (Sách bài tập trang 133)

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện: \(\left\{{}\begin{matrix}4x+2>0\\x-1>0\\x>0\end{matrix}\right.\)

Hay là: \(x>1\)

Khi đó biến đổi pương trình như sau:

\(\ln\dfrac{4x+2}{x-1}=\ln x\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{4x+2}{x-1}=x\)

\(\Leftrightarrow4x+2=x\left(x-1\right)\)

\(\Leftrightarrow x^2-5x-2=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{5+\sqrt{33}}{2}\\x_2=\dfrac{5-\sqrt{33}}{2}\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy nghiệm của phương trình là: \(x=\dfrac{5+\sqrt{33}}{2}\)

(Trả lời bởi Giáo viên Toán)
Thảo luận (3)

Bài 2.53 (Sách bài tập trang 134)

Hướng dẫn giải

Điều kiện để phương trình có nghĩa: x > 0.

Biến đổi phương trình như sau:

\(2\log_2^2x-14\log_{2^2}x+3=0\)

\(\Leftrightarrow2\log_2^2x-14.\dfrac{1}{2}\log_2x+3=0\)

\(\Leftrightarrow2\log_2^2x-7\log_2x+3=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\log_2x=3\\\log_2x=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=2^3\\x=2^{\dfrac{1}{2}}\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=8\\x=\sqrt{2}\end{matrix}\right.\)

(Cả hai nghiệm đều thỏa mãn)

(Trả lời bởi Giáo viên Toán)
Thảo luận (1)

Bài 2.54 (Sách bài tập trang 134)