Bài 6: Ôn tập chương Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song.

Bài 1 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

- Qua ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C được kí hiệu là mp(ABC) hay (ABC)

- Qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng đi qua A và đường thẳng d không chứa A được kí hiệu là mp(A;d)

- Qua hai đường thẳng cắt nhau xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng qua hai đường thẳng cắt nhau a,b được kí hiệu là mp(a;b)

(Trả lời bởi Quang Duy)
Thảo luận (1)

Bài 2 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

- Hai đường thẳng gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.
- Một đường thẳng và một mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
- Hai mặt phẳng gọi là song song nếu chúng không có điểm chung.

(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (1)

Bài 3 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh ba điểm đó là các điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt. Khi đó chúng sẽ thẳng hàng trên giao tuyến của hai mặt phẳng đó

(Trả lời bởi Trương Hồng Hạnh)
Thảo luận (2)

Bài 4 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

Muốn chứng minh ba đường thẳng đồng quy ta chứng minh giao điểm của hai đường này là điểm chung của hai mặt phẳng mà giao tuyến là đường thứ ba

(Trả lời bởi Trương Hồng Hạnh)
Thảo luận (1)

Bài 5 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

Muốn chứng minh đường thẳng a // (P), ta chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b song song với mặt phẳng (P) (a và (P) không có điểm chung)

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 6 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

Ba mặt phẳng đôi một song song chắn ra trên hai cát tuyến bất kì hai đoạn thẳng tỉ lệ .

(Trả lời bởi _silverlining)
Thảo luận (1)

Bài 7 - Câu hỏi (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

Xác định thiết diện của hình chóp,hình lăng trụ dựa trên quan hệ vuông góc thường dựa trên các nguyên tắc sau: *Mặt phẳng chứa thiết diện qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng thì chứa hai đường thẳng cắt nhau vuông góc với đường thẳng đó. * Mặt phẳng chứa thiết diện qua một đường thẳng và vuông góc với một mặt phẳng thì chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng đó.

(Trả lời bởi Quang Duy)
Thảo luận (1)

Bài 1 - Bài tập (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Trong (ABCD) : AC ∩ BD = I, Trong ( ABEF): AE ∩ BF = J

=> (ACE) ∩ (BDF) = IJ

Tương tự (BCE) ∩ ( ADF) = GH

b) Trong (AGH): AM ∩ GH = N, chứng minh N AM và N (BCE)

c) Chứng minh bằng phương pháp phản chứng. Giả sử AC và BE cùng nằm trong một mặt phẳng, lập luận dẫn tới (ABCD) ≡ (ABEF), trái với giả thiết


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 2 - Bài tập (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Trong mặt phẳng (ABCD) đường thẳng NP cắt đường thẳng AB, AD lần lượt tại E, F. Từ đó có thiết dện là MQPNR.

b) Trong (SAC): SO ∩ MC = K, chứng minh đó là điểm cần tìm


(Trả lời bởi _silverlining)
Thảo luận (1)

Bài 3 - Bài tập (SGK trang 77)

Hướng dẫn giải

a) (SAD) ∩ (SBC) = SE

b) Trong (SBE): MN ∩ SE = F

Trong (SAE): AF ∩ SD = P là điểm cần tìm

c) Thiết diện là tứ giác AMNP

TenAnh1 A = (-0.14, -7.4) A = (-0.14, -7.4) A = (-0.14, -7.4) B = (14.46, -7.36) B = (14.46, -7.36) B = (14.46, -7.36) C = (-3.74, -5.6) C = (-3.74, -5.6) C = (-3.74, -5.6) D = (11.62, -5.6) D = (11.62, -5.6) D = (11.62, -5.6)

(Trả lời bởi _silverlining)
Thảo luận (1)