Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Câu 1 (SGK lớp 8 trang 44)

Câu 2 (SGK lớp 8 trang 45)

Hướng dẫn giải

-Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Đức, Mĩ,

-Đức, Mĩ vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh. Pháp.

Vì vậy mâu thuẫn giữa 2 khối đế quốc "già" và "trẻ" là vấn đề thuộc địa.

(Trả lời bởi Trần Thị Ngọc Trâm)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK lớp 8 trang 45)

Hướng dẫn giải

Mâu thuẫn đó là làm cho các nước đế quốc thi hành chính sách ngoại giao hiếu chiến, xâm lược, tích cực chạy đua vũ trang, tuyên truyền tư tưởng; bạo lực, chuẩn bị chiến tranh thế giới chia lại thị trường.

(Trả lời bởi Trần Thị Ngọc Trâm)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Trang 39)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa, vì:

- Các nước thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lao động rẻ.

- Là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.

- Đầu tư vào các nước thuộc địa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào chính quốc.

(Trả lời bởi Dang Khoa ~xh)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

 

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh:

- Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

- Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.


 

 

(Trả lời bởi 💢Sosuke💢)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa – “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

(Trả lời bởi 💢Sosuke💢)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 4 (SGK Trang 41)

Hướng dẫn giải

tham khảo

* Điều kiện kinh tế dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền ở Pháp:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô,...

- Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp xuất khẩu tư bản, chủ yếu cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất cao.


 

(Trả lời bởi νì ¢υộ¢ đờι ℓà инữиɢ иιề...)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 5 (SGK Trang 41)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.

(Trả lời bởi Sunn)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 6 (SGK Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

 

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ.

⟹ Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

 

(Trả lời bởi 💢Sosuke💢)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 7 (SGK Trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khaao:

- Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

- Giải thích:

+ Nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

 


 

(Trả lời bởi minh nguyet)
Thảo luận (3)