Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

Bài 15 (SGK - tập 2 trang 63)

Hướng dẫn giải

a) Ta có 3 – 2 < 6 < 3 + 2 bất đẳng thức này sai nên ba độ dài 2cm, 3cm, 6cm không là ba cạnh của tam giác.

b) Vì 6 = 2 + 4 nên ba độ dài là 2cm, 4cm, 6cm không là 3 cạnh của một tam giác

c) 4 – 3 < 6 < 4 + 3 bất đẳng thức đúng nên ba độ dài 3cm, 4cm, 6cm là 3 cạnh của một tam giác.

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (2)

Bài 16 (SGK - tập 2 trang 63)

Hướng dẫn giải

Theo bất đẳng thức tam giác ABC ta có:

AC – BC < AB < AC + BC

Theo độ dài BC = 1cm, AC = 7cm

7 - 1 < AB < 7 + 1

6 < AB < 8 (1)

Vì độ dài AB là một số nguyên thỏa mãn (1) nên AB = 7cm

Do đó ∆ ABC cân tại A vì AB = AC = 7cm

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (3)

Bài 17 (SGK - tập 2 trang 63)

Hướng dẫn giải

a) M nằm trong tam giác nên ABM

=> A, M, I không thẳng hang

Theo bất đẳng thức tam giác với ∆AMI:

AM < MI + IA (1)

Cộng vào hai vế của (1) với MB ta được:

AM + MB < MB + MI + IA

Mà MB + MI = IB

=> AM + MB < BI + IA

b) Ba điểm B, I, C không thẳng hang nên BI < IC + BC (2)

cộng vào hai vế của (2) với IA ta được:

BI + IA < IA + IC + BC

Mà IA + IC = AC

Hay BI + IA < AC + BC

c) Vì AM + MB < BI + IA

BI + IA < AC + BC

Nên MA + MB < CA + CB

Vậy số đo cạnh thứ ba là 11cm

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 18 (SGK - tập 2 trang 63)

Hướng dẫn giải

a) Với 3 độ dài 2cm, 3cm, 4cm lập thành 3 cạnh của tam giác.

b) 1cm; 2cm; 3,5cm không lập thành 3 cạnh của tam giác vì 2 – 1 < 3,5 < 2 + 1 bất đẳng thức sai

c) 2,2 + 2 = 4,2 không lập thành tam giác

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 19 (SGK - tập 2 trang 63)

Hướng dẫn giải

Tam giác là cân biết hai cạnh của nó là 3,9cm và 7,9cm

Ta có: Cạnh 3,9cm không thể là cạnh bên vì:

3,9 + 3,9 = 7,8 < 7,9

Vậy cạnh bên là 7,9cm nên chu vi tam giác là:

3,9 + 7,92 = 19,7cm

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (2)

Luyện tập - Bài 20 (SGK - tập 2 trang 64)

Hướng dẫn giải

a) ∆ABC có cạnh BC lớn nhất nên chân đường cao kẻ từ A phải nằm giữa B và C

=> HB + HC = BC

∆AHC vuông tại H => HC < AC

∆AHB vuông tại H => HB < AB

Cộng theo vế hai bất đẳng thức ta có:

HB + HC < AC + AB

Hay BC < AC + AB

b) BC là cạnh lớn nhất nên suy ra AB < BC và AC < BC

Do đó AB < BC + AC; AC < BC +AB

(cộng thêm AC hoặc AB vào vế phải của bất đẳng thức)

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 21 (SGK - tập 2 trang 64)

Hướng dẫn giải

Để độ dài đường dây là ngắn nhất thì C nằm trên đoạn thẳng AB, tức là:

AC + BC = AB.

Thật vậy, nếu C nằm ngoài đoạn thẳng AB thì ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác ABC. Theo định lý tổng hai cạnh trong tam giác ta có:

AC + BC > AB

Vậy để độ dài đường dây là ngắn nhất thì C nằm trên đoạn thẳng AB.

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 22 (SGK - tập 2 trang 64)

Hướng dẫn giải

a) Theo bất đẳng thức tam giác CB > AB –AC hay CB > 90 – 30

CB > 60

Nếu đặt tại C máy phát song truyền thanh có bán kình hoạt động bằng 60km thì thành phố B không nhận được tín hiệu

b)Mặt khác BC < AC + AB

Nên BC < 30 + 90

BC < 120.

Nếu đặt tại C máy phát song truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 120km thì thành phố B nhân được tín hiệu.

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (2)

Bài 19 (Sách bài tập - tập 2 - trang 40)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 5 + 10 = 15

=> 15 > 12

=> Có thể có tam giác có độ dài 3 cạnh là 5 cm; 10cm; 15cm

b)Ta có: 1 + 2 = 3

=> 3< 3,3

=> Không có tam giác có độ dài 3 cạnh là 1cm; 2cm; 3,3cm

c) Ta có: 1,2 + 1 = 2,2

=> 2,2 = 2,2

=> Không có tam giác có độ dài 3 cạnh là 1,2m; 1m; 2,2 cm

(Trả lời bởi Lê Vương Kim Anh)
Thảo luận (1)

Bài 20 (Sách bài tập - tập 2 - trang 40)

Hướng dẫn giải

BCA41

Theo bất đẳng thức tam giác :

\(AB-AC< BC< AB+AC\)

\(\Rightarrow4-1< BC< 4+1\)

\(\Rightarrow3< BC< 5\)

Do độ dài BC bằng một số nguyên ( cm ) nên BC = 4cm

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)