Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?
Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?
Dựa vào thông tin trong các mục a và b, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào thông tin trong mục và hình 25.1, hãy trình bày hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trên thế giới.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trồng rừng:
+ Có ý nghĩa rất quan trọng trong tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.
+ Diện tích rừng trồng trên thế giới ngày càng mở rộng, từ 17.8 triệu ha (1980) lên 293,9 triệu (2019).
+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn đồng thời có sản lượng khai thác rừng lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,..
- Khai thác rừng:
Sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước:
+ Giai đoạn 1980 - 2019, sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có sự biến động: xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 - 1990 (tăng 413 triệu m3), xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 (giảm 58 triệu m3), sau năm 2000 có xu hướng tăng trở lại.
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác gỗ lớn như Hoa Kì (459,1 triệu m3), Ấn Độ (351,8 triệu m3), Trung Quốc (341,7 triệu m3), Bra-xin (266,3 triệu m3), Liên bang Nga (218,4 triệu m3),… (Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin trong các mục a và b, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thủy sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.
+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào thông tin trong các c và hình 25.2, trình bày hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trên thế giới.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khai thác thủy sản:
+ Là các hoạt động đánh bắt các loại thủy sản, trong đó phần lớn là cá 85 – 90% sản lượng.
+ Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở trên biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.
+ Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và cải tiến công nghệ đánh bắt.
+ Một số quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pê-ru,..
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Đang được chú trọng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng. Hoạt động nuôi trồng diễn ra ở cả nước mặn, nược lợ và nước ngọt.
+ Hình thức và công nghệ nuôi trồng ngày càng thay đổi và đem lại hiệu quả.
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, trong có các quốc gia có sản lượng lớn năm 2019: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Dựa vào hình 25.1, hãy sắp xếp thứ tự 5 quốc gia có sản lượng gỗ tròn khai thác lớn nhất năm 2019.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải5 nước có sản lượng khai thác gỗ tròn lớn nhất năm 2019 là:
(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
- Hoa Kỳ (459,1 triệu m3)
- Ấn Độ (351,8 triệu m3)
- Trung Quốc (341,7 triệu m3)
- Bra-xin (266,3 triệu m3)
- Liên Bang Nga (218,4 triệu m3)
Tìm hiểu và kể tên các nước nhập khẩu nhiều thủy sản nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác nước nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam hiện nay là: Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU…
(Trả lời bởi Kiwi)