Nội dung lý thuyết
- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu ngành giấy…)
- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, điều tiết nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.
- Tạo nguồn thu nhập, giải quyết việc làm, đặc biệt người dân vùng núi
- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững
- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm
- Hoạt động lâm nghiệp gồm trồng rừng, khai thác lâm sản, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng, khai thác tái tạo rừng
- Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng
- Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng giúp tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường
- Sản lượng gỗ khai thác hàng năm có xu hướng tăng nhưng không đều
- Các quốc gia có diện tích rừng trồng nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kì
- Đóng vai trò vào GDP ngày càng lớn
- Cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa cho con người, cung cấp nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Thức ăn cho ngành chăn nuôi
- Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào nguồn nước và khí hậu
- Áp dụng công nghệ, sản xuất theo choỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng, vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp vừa có tính chất sản xuất công nghiệp
- Khai thác thủy sản:
+ Là hoạt động đánh bắt các loài thủy sản, chủ yếu ở biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.
+ Khai thác chủ yếu ở: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên Bang Nga…
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Được chú trọng phát triển và có xu hướng ngày càng tăng. Nuôi ở vùng nước mặn, nước lợ, nước ngọt với hình thức nuôi ngày càng phát triển và hiện đại
+ Nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản…