Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Mở đầu (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Thế mạnh và hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng:
(*) Thế mạnh:

- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở trung tâm của khu vực Bắc Bộ, tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế trọng điểm.
+ Giao thông thuận lợi, có hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không phát triển.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú.
+ Đất đai phì nhiêu, thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây trồng khác.
- Nguồn nhân lực:
+ Dân số đông, trình độ học vấn và kỹ thuật cao.
+ Có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín.
- Hạ tầng kinh tế:
+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phát triển.
+ Có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
(*) Hạn chế:

- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp:
+ Do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp.
+ Gây áp lực lên sản xuất lương thực.
- Môi trường bị ô nhiễm:
+ Do hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển.
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
- Thiên tai:
+ Bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
+ Gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ:
Công nghiệp:

+ Chuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.
+ Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản.
Dịch vụ:

+ Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng như du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
+ Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có Thủ đô Hà Nội (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – công nghệ lớn của cả nước) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Diện tích tự nhiên khoảng 21,3 nghìn km² (chiếm 6,4% diện tích cả nước), vùng biển rộng có nhiều đảo và quần đảo. Vùng có 4 huyện đảo là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh).

- Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 101)

Hướng dẫn giải

* Phạm vi lãnh thổ

- Đồng bằng sông Hồng năm ở trung tâm Bắc Bộ; giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp vịnh Bắc Bộ và nước láng giềng Trung Quốc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có dân số đông và tăng liên tục qua các năm.

+ Năm 2021, dân số của vùng khoảng 23,2 triệu người (chiếm 23,6% dân số cả nước), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,07%, dân số trong nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 24,8%, nhóm 15 – 64 tuổi chiếm 65,1% trong cơ cấu dân số.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

+ Năm 2021, mật độ dân số của vùng là 1 091 người/km², các địa phương có mật độ dân số cao là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng,...

+ Tỉ lệ dân thành thị chiếm 37,6% dân số toàn vùng.

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Tây,... Vùng có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ lâu đời.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 104)

Hướng dẫn giải

* Thế mạnh

 - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 + Địa hình và đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích với đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Địa hình đồi núi ở phía bắc, rìa phía tây, tây nam với đất fe-ra-lit là chủ yếu. Địa hình ven biển đa dạng có nhiều vũng vịnh. Vùng biển có nhiều đảo và quần đảo như: Vân Đồn, Cát Bà, Cô Tô, Bạch Long Vĩ,... Điều kiện địa hình và đất thuận lợi cho vùng phát triển: sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng cây ăn quả, lâm nghiệp và kinh tế biển.

 + Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm nông nghiệp, phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác.

 + Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, hạ lưu của các hệ thống sông (sông Hồng, sông Thái Bình) có giá trị về giao thông vận tải, thuỷ lợi, cung cấp phù sa cho đồng bằng và tưới tiêu. Vùng có nguồn nước khoảng và nước nóng (Quang Hanh, Tiên Lãng, Tiền Hải....) thuận lợi để phát triển du lịch và ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.

 + Khoáng sản: Than là khoáng sản có giá trị nhất của vùng, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Ngoài ra, trong vùng còn có một số khoảng sản khác như: đá vôi (Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam), sét, cao lanh (Hải Dương. Quảng Ninh).... Đây là cơ sở quan trọng để vùng phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

 + Sinh vật: Trong vùng có một số hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng (rừng trên núi đá vôi, rừng trên đảo, rừng ngập mặn ven biển....) phân bố chủ yếu tại các vườn quốc gia (Bái Tử Long, Xuân Thuỷ, Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vi). khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà, Châu thổ sông Hồng) có giá trị cao trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch.

 - Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Vùng có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, là một trong những vùng có chất lượng lao động cao nhất nước ta, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. => Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế và thu hút đầu tư.

+ Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Năng lực khoa học – công nghệ tốt, có nhiều ứng dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, mô hình kinh tế số, xã hội số được triển khai rộng rãi. Vùng có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển thiết thực, hiệu quả.

+ Đồng bằng sông Hồng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước; nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, các di sản thế giới.... Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển các ngành dịch vụ của vùng.

* Hạn chế

- Vùng chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai như: bão, lũ lụt, úng ngập và nắng nóng kéo dài về mùa hạ. Sự biến đổi thất thường của thời tiết và chịu tác động của biến đổi khí hậu.

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép đến các vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 105)

Hướng dẫn giải

- Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng đa dạng.

+ Các ngành công nghiệp truyển thống dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động như: khai thác than; sản xuất xi măng. đóng tàu, dệt, may và giày, dép....

+ Các ngành công nghiệp mới có hàm lượng khoa học - công nghệ và hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, cơ khí chế tạo (sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện) ngày càng chiếm tỉ trọng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP của vùng.

- Tính đến hết năm 2021:

+ Đồng bằng sông Hồng có 72 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chiếm 24,7% số khu công nghiệp đang hoạt động của cả nước).

+ Trong vùng có các trung tâm công nghiệp với quy mô khác nhau như: Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn (Bắc Ninh), Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Hải Dương, Cẩm Phả (Quảng Ninh).....

- Định hướng phát triển công nghiệp của vùng là tiếp tục chú trọng hiện đại hoá, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, cạnh tranh, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng trong phát triển công nghiệp.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 107)

Hướng dẫn giải

Dịch vụ là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao (42,1%, năm 2021) trong cơ cấu GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng: giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, logistics.....

 - Giao thông vận tải:

Đồng bằng sông Hồng có khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đứng đầu cả nước. Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của vùng chiếm tương ứng là 36,4% và 34,9% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của cả nước. Vùng có mạng lưới giao thông phát triển khả toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau: Đường bộ, đường sông, đường biển, hàng không.

 - Thương mại:

+ Nội thương phát triển đa dạng và phong phú. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của vùng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Năm 2021, vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng siêu thị đứng đầu cả nước (318 siêu thị/1 167 siêu thị, chiếm 27,2 %). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng lên (chiếm khoảng 26% của cả nước, năm 2021), chỉ đứng sau Đông Nam Bộ; trong đó Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh có đóng góp quan trọng nhất.

+ Ngoại thương: Năm 2021, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của vùng chiếm 37,3% của cả nước. Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh, chiếm 34,9% trị giá xuất khẩu của cả nước, năm 2021. Các tỉnh, thành phố có trị giá xuất khẩu lớn là: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hải Dương. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của vùng khá đa dạng bao gồm: than, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại, dệt, may và giày, dép, lương thực, thực phẩm. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, nhiều mặt hàng đã vươn xa tới các thị trường châu Âu, châu Mỹ... Trị giá nhập khẩu của vùng năm 2021 chiếm 39,7% trị giả nhập khẩu của cả nước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sản xuất là các mặt hàng được nhập khẩu chỉnh. Thị trường nhập khẩu của vùng chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

 - Du lịch:

+ Du lịch là ngành kinh tế thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2021, toàn vùng dòn khoảng 183 triệu lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ (trong đó khách nội địa chiếm trên 90% tổng số), doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 40% của cả nước.

+ Các sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch văn hoá (gần với giá trị của nền văn minh sông Hồng), du lịch lễ hội, du lịch làng nghề du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, đảo,... Các địa bàn trọng điểm du lịch trong vùng được xác định bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng và Ninh Bình.

- Tài chính ngân hàng và logistics:

+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng trong vùng phát triển rộng khắp, trong đó Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là những trung tâm tài chính lớn của vùng. 

+ Hoạt dộng logistics trong vùng phát triển. Đồng bằng sông Hồng đã hình thành các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông mình, bên vững theo chuẩn quốc tế gần với các tuyển giao thông. Phần lớn các doanh nghiệp logistics của vùng hiện nay tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 107)

Hướng dẫn giải

Vùng đồng bằng sông Hồng có lực lượng lao động lớn, nguồn lao động dồi dào (11,4 triệu người năm 2021) => thị trường tiêu thụ lớn.

Chất lượng lao động của vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng cao, từ 21,2% (2010) tăng lên 37,0% (2021). Đây là một trong những vùng có chất lượng lao đọng cao nhất nước ta.

=> Là nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của nhiều ngành nghề giúp phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 107)

Hướng dẫn giải

Ngành công nghiệp du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã trải qua một hành trình phát triển đáng kinh ngạc trong những năm qua. Với vị trí chiến lược nằm giữa trái tim của Việt Nam, vùng này từng là một điểm đến chưa được khai thác đầy đủ. Tuy nhiên, qua các nỗ lực không ngừng của các cơ quan chính phủ cùng sự đóng góp từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngành du lịch ở Đồng bằng sông Hồng đã phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình này, các điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Hạ Long, và Ninh Bình đã trở thành những địa danh thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Hà Nội, với vẻ đẹp cổ kính của Phố cổ và kiến trúc độc đáo của các di tích lịch sử, đã thu hút sự chú ý của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Hạ Long với vịnh biển hùng vĩ và hệ thống hang động độc đáo đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Ninh Bình, với những cánh đồng lúa bát ngát và những dãy núi non nước non xanh, đã mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống quê hương Việt Nam đích thực. Ngoài ra, sự phát triển của các trung tâm thương mại và siêu thị cũng đã tạo nên một bước đột phá trong ngành dịch vụ. Các khu vực như Times City, Vincom Center, hay Aeon Mall không chỉ là nơi mua sắm mà còn là điểm đến giải trí và vui chơi cho cả gia đình. Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế cũng đã nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Tóm lại, sự phát triển của ngành du lịch và dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của khu vực này. Đồng thời, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, thiên nhiên cũng được đặt lên hàng đầu để du lịch bền vững có thể phát triển trong tương lai.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)