Bài 19: Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ

Mở đầu (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội
(*) Thế mạnh:

- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở vị trí chiến lược, là cầu nối giữa miền núi và đồng bằng.
+ Giáp với Trung Quốc, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Rừng, khoáng sản, đất đai.
+ Khí hậu đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Nguồn nhân lực: Dân số trẻ, nhiều dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa độc đáo.
- Di sản văn hóa: Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
(*) Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế:

- Phát triển nông nghiệp:
+ Tập trung vào các cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Phát triển lâm nghiệp:
+ Bảo vệ và phát triển rừng, gắn với phát triển kinh tế.
+ Chuyển đổi sang mô hình trồng rừng theo hướng bền vững.
- Phát triển du lịch:
+ Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh.
+ Phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo vệ môi trường và bản sắc văn hóa địa phương.
- Phát triển công nghiệp:
+ Tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản.
+ Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và lao động.
Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng:

- Nâng cao đời sống người dân:
+ Giảm nghèo, cải thiện mức sống, tạo việc làm.
+ Nâng cao trình độ học vấn, y tế, văn hóa.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng:
+ Phát triển kinh tế tạo nguồn lực cho quốc phòng.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc của người dân.
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
+ Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
+ Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
(*) Vị trí:

- Nằm ở phía Bắc Việt Nam.
- Giáp với:
+ Trung Quốc ở phía Bắc.
+ Lào ở phía Tây.
+ Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ ở phía Nam và Đông Nam.
+ Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông.
- Vùng có địa hình đồi núi xen kẽ với các thung lũng sông suối.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Có nhiều dãy núi cao: Hoàng Liên Sơn, Fansipan, Tây Côn Lĩnh,...
- Sông ngòi dày đặc, phân bố theo hai hệ thống:
+ Sông nội lưu: sông Đà, sông Hồng.
+ Sông ngoại lưu: sông Cả, sông Gâm,...
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới gió mùa.
+ Phân hóa đa dạng theo độ cao và vĩ độ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Phạm vi lãnh thổ:

- Gồm 14 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Diện tích: 91.000 km², chiếm 30,7% diện tích cả nước.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Dân số:

- Vùng có dân số khoảng 14,7 triệu người (năm 2020), chiếm 15,2% dân số cả nước.
- Mật độ dân số trung bình 162 người/km², thấp hơn mức trung bình cả nước (305 người/km²).
- Phân bố dân cư:
+ Tập trung đông ở các thung lũng, đồng bằng ven sông.
+ Thưa thớt ở các vùng núi cao.
Thành phần dân tộc:

- Vùng có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (khoảng 70%).
- Các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Nùng, Mông, Dao, H'Mông,...
Tôn giáo:

- Đa dạng: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo,...
- Nho giáo, tín ngưỡng dân gian cũng phổ biến.
Chất lượng cuộc sống:

- Tỷ lệ biết chữ cao.
- Tuổi thọ trung bình cao.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 97)

Hướng dẫn giải

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 - Địa hình và đất:

+ Vùng có địa hình đa dạng, phức tạp, gồm các dãy núi cao, điên hình là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Địa hình cac-xtơ khá phổ biến, các cao nguyên (Sơn La, Mộc Châu,...), dạng địa hình đồi thấp.

+ Đất fe-ra-lít đỏ vàng chiếm 2/3 diện tích của vùng.

=> Điều này tạo nên thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế khác nhau như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch.

 - Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoả rõ rệt theo độ cao địa hình, thuận lợi cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, rau, đậu, cây dược liệu, cây ăn quả.....

 - Sông ngòi:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là đầu nguồn của một số sông thuộc hệ thống sông Hồng như: sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,... có trữ năng thuỷ điện dồi dào.

=> Đây là cơ sở để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất cả nước.

 - Khoảng sản:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản, da dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: a-pa-tit (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), chỉ – kẽm (Bắc Kạn), sắt (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang....), than (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La,...).

- Rừng:

+ Vùng có diện tích rừng lớn, chiếm 36,5% diện tích rừng toàn quốc (năm 2021),

+ Nhiều vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn,...) với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp là cơ sở cho phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 97)

Hướng dẫn giải

* Điều kiện kinh tế - xã hội

 - Dân cư và lao động:

+ Nguồn lao động khá đông (chiếm khoảng 46% dân số của vùng), tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,9%, cao hơn trung binh cả nước (năm 2021).

- Cơ sở hạ tầng:

+ Cơ sở hạ tầng trong vùng đang được đầu tư nâng cấp, trong đó đường bộ khá phát triển với hệ thống các quốc lộ từ đầu mối giao thông Hà Nội đến các địa phương trong vùng, các quốc lộ chạy dọc biên giới, các tuyến đường cao tốc (trong đó cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã đi vào hoạt động)....

+ Vùng còn có các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp đang khai thác có hiệu quả, tạo thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư, giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế.

 - Chính sách:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, có các trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học (ở Thái Nguyên, Sơn La,...).

=> Đây là cơ sở để vùng khai thác thế mạnh phát triển kinh tế.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải

* Thế mạnh phát triển

 - Khai thác khoáng sản:

Với tiềm năng về tài nguyên khoảng sản phong phú, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác và chế biển khoảng sản phát triển.

- Khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai) phục vụ công nghiệp sản xuất phân bón. Sản lượng a-pa-tít khai thác năm 2021 của vùng đạt 2,7 triệu tấn.

- Khai thác than ở Thái Nguyên, Lạng Sơn; khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai, khai thác đồng ở Lào Cai, Sơn La, khai thác chỉ – kêm ở Bắc Kạn....; khai thác quặng đất hiếm ở Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai.... khai thác đá vôi phân bố ở nhiều nơi trong vùng như ở Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên.....

 - Khai thác thuỷ điện:

+ Vùng có trữ năng thuỷ điện dồi dào, nhiều nhà máy có công suất lớn nhất cả nước đã được xây dựng và cung cấp nguồn điện lớn cho quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo động lực cho sự phát triển vùng.

+ Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đều nằm trên lưu vực sông Đà như: Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW). Lai Châu (1 200 MW), Huội Quảng (520 MW)....

 - Các ngành công nghiệp khác

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển, phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng nhớ những thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động và thương hiệu nổi tiếng như: chế biến chè ở Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ,.... chế biến rau quả ở Sơn La.....

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính của vùng phát triển mạnh sau năm 2012 nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung ở Thái Nguyên, Bắc Giang.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải

* Hướng phát triển công nghiệp của vùng

- Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến các loại khoảng sản như: a-pa-tit (Lào Cai), ni-ken, dồng (Sơn La), sắt (Thái Nguyên, Lào Cai); thiếc (Cao Bằng).....

- Phát triển địa bàn trọng điểm thuỷ điện quốc gia ở khu vực Tây Bắc.

- Xây dựng trung tâm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thái Nguyên, Bắc Giang, trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Sơn La.....

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

* Thế mạnh phát triển

- Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất của vùng là cây chè, chiếm khoảng 80% diện tích cả nước (năm 2021).

- Các vùng chuyên canh chè tập trung ở Thái Nguyên, Hà Giang. Phú Thọ. Tuyên Quang, Sơn La,... với các thương hiệu chẻ nổi tiếng trong nước và quốc tế là chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang.....

- Cây dược liệu có diện tích ngày càng tăng và là cây thế mạnh của vùng, nổi bật là cây hồi (chiếm 100 % diện tích cả nước), tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Cây sa nhân (trên 93% diện tích cả nước) được trồng nhiều ở Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang. Ngoài ra, vùng còn có các cây dược liệu khác như: quế, tam thất, thảo quả,....

- Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được phát triển mạnh chỉ sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tăng nhanh, bao gồm cả cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới (xoài, na, dứa), cận nhiệt (bưởi, nhãn, vải,...) và ôn đới (đào, mận,...). Cây ăn quả trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình....

- Các loại rau của vùng có diện tích lớn và ngày càng mở rộng để tận dụng lợi thể về đất, khí hậu. Rau được trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

* Hướng phát triển các cây trồng của vùng

- Hướng phát triển các cây trồng của vùng là tập trung trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến.

- Phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)