Dịch vụ là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao (42,1%, năm 2021) trong cơ cấu GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng: giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, logistics.....
- Giao thông vận tải:
Đồng bằng sông Hồng có khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đứng đầu cả nước. Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của vùng chiếm tương ứng là 36,4% và 34,9% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của cả nước. Vùng có mạng lưới giao thông phát triển khả toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau: Đường bộ, đường sông, đường biển, hàng không.
- Thương mại:
+ Nội thương phát triển đa dạng và phong phú. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của vùng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Năm 2021, vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng siêu thị đứng đầu cả nước (318 siêu thị/1 167 siêu thị, chiếm 27,2 %). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng lên (chiếm khoảng 26% của cả nước, năm 2021), chỉ đứng sau Đông Nam Bộ; trong đó Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh có đóng góp quan trọng nhất.
+ Ngoại thương: Năm 2021, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của vùng chiếm 37,3% của cả nước. Hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh, chiếm 34,9% trị giá xuất khẩu của cả nước, năm 2021. Các tỉnh, thành phố có trị giá xuất khẩu lớn là: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Hải Dương. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của vùng khá đa dạng bao gồm: than, hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại, dệt, may và giày, dép, lương thực, thực phẩm. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, nhiều mặt hàng đã vươn xa tới các thị trường châu Âu, châu Mỹ... Trị giá nhập khẩu của vùng năm 2021 chiếm 39,7% trị giả nhập khẩu của cả nước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sản xuất là các mặt hàng được nhập khẩu chỉnh. Thị trường nhập khẩu của vùng chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
- Du lịch:
+ Du lịch là ngành kinh tế thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2021, toàn vùng dòn khoảng 183 triệu lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ (trong đó khách nội địa chiếm trên 90% tổng số), doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 40% của cả nước.
+ Các sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch văn hoá (gần với giá trị của nền văn minh sông Hồng), du lịch lễ hội, du lịch làng nghề du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, đảo,... Các địa bàn trọng điểm du lịch trong vùng được xác định bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng và Ninh Bình.
- Tài chính ngân hàng và logistics:
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng trong vùng phát triển rộng khắp, trong đó Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là những trung tâm tài chính lớn của vùng.
+ Hoạt dộng logistics trong vùng phát triển. Đồng bằng sông Hồng đã hình thành các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông mình, bên vững theo chuẩn quốc tế gần với các tuyển giao thông. Phần lớn các doanh nghiệp logistics của vùng hiện nay tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.