Bài 19: Carboxylic acid

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử C: hydrocarbon < carbonyl < alcohol < carboxylic acid. Nên nhiệt độ sôi (1) < (3) < (4) < (2)

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Trong nhóm carboxyl, nhóm C=O hút electron nên mật độ electron tại nhóm OH chuyển dịch về phía nhóm C=O ---> nguyên tử hydrogen trong nhóm OH trở nên linh động hơn và mang một phần điện tích dương (δ+).
Tương tự như aldehyde và ketone, liên kết C=O trong phân tử carboxylic acid cũng là liên kết phân cực, do đó nguyên tử carbon mang một phần điện tích dương (δ+).
--> Carboxylic acid thể hiện tính acid và tham gia phản ứng ester hoá.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Carboxylic acid có tính acid yếu. Cụ thể:
+ Làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ;
+ Phản ứng được với các kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hoá học, giải phóng khí hydrogen.
+ Tác dụng được với oxide base, base.
+ Tác dụng được với một số muối…

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Khi nhỏ vài giọt dung dịch acetic acid lên mẩu giấy quỳ tím, mẩu quỳ tím hóa đỏ vì acetic acid có tính acid.
- Khi cho vào ống nghiệm thứ nhất chứa dung dịch acetic acid vài mẩu magnesium, mẩu magnesium tan và xuất hiện bọt khí.
→ Giải thích: Acetic acid phản ứng với magnesium, làm magnesium tan và tạo khí hydrogen.
2CH3COOH + Mg → 2(CH3COO)2Mg + H2
- Khi cho vào ống nghiệm thứ hai chứa acetic acid 1 thìa sodium carbonate, sodium carbonate tan và xuất hiện bọt khí.
→ Giải thích: Acetic acid phản ứng với sodium carbonate, sinh ra khí carbon dioxide.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Chọn quả chanh, miếng chanh vắt hoặc giấm ăn

- Nguyên tắc:  Các acid trong chanh/ giấm ăn phản ứng được với lớp cặn tạo thành muối tan dễ rửa trôi. Do đó, để làm sạch lớp cặn (thường là CaCO3) trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

a) 2(CH3)2CHCOOH + Ca → 2((CH3)2CHCOO)2Ca + H2

b) HOOC-COOH + 2NaOH → NaOOC-COONa + 2H2O

c) 2HCOOH + Na2CO3 → 2HCOONa + H2O + CO2

d) 2C2H5COOH+CuO → (C2H5COO)2Cu + H2O

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Trích mẫu thử.
Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu giấy quỳ tím.
+ Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid và acrylic acid (nhóm I);
+ Giấy quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol và acetaldehyde (nhóm II). Phân biệt nhóm I: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acrylic acid.
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là acetic acid.
Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acetaldehyde CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là ethanol.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Hiện tượng: Dung dịch sau phản ứng phân thành 2 lớp, có mùi thơm nhẹ.
- Phương trình:
loading...
- Dấu hiệu nhận biết có sản phẩm mới được tạo thành: Dung dịch bị phân lớp, xuất hiện mùi. Vì ester sinh ra ít tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên và có mùi thơm đặc trưng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9, 10 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Bài 10:

Một số biện pháp dùng để tăng hiệu suất của phản ứng:

- Thêm chất xúc tác.

- Lấy dư một trong hai chất đầu.

- Giảm nồng độ các sản phẩm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 129)

Hướng dẫn giải

\(CH_3OH+CH_3COOH⇌\left(H^+,t^o\right)CH_3COOCH_3+H_2O\)

Methyl acetate được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất như:

+ Trong sản xuất sơn, keo dán, chất tẩy sơn móng tay

+ Tham gia tổng hợp các hóa chất:  sản xuất acetic anhydride, làm chất trung gian hóa học để tổng hợp chlorophacinone, diphacinone, fenfluramine, o-methoxyphenylacetone, p-methoxyphenylacetone, methyl cinnamate, methyl cyanoacetate, methyldopa, phenylacetone và trong sản xuất chất kết dính cellulose và nước hoa,...

+ Trong y dược: Methyl acetate như một dung môi ly trích cho các chất kháng sinh nặng, các loại dược phẩm thô. Methyl acetate trở thành một nguyên liệu để sản xuất và điều chế dược phẩm.

+ Methyl acetate làm chất phụ gia tạo mùi hương.

+ Methyl acetate còn được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác trong công nghiệp: Làm dung môi trung gian để sản xuất nước hoa, thuốc trừ sâu,thuốc diệt nấu.Pha chế mực in tổng hợp và các loại thuốc nhuộm. Thành phần nguyên liệu của xi măng và keo dán.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)