Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 15)

Hướng dẫn giải

Cứ mỗi giây, vận động viên này chạy được một đoạn đường khác nhau. Vì càng gần về đích (giai đoạn nước rút) tốc độ chạy của vận động viên càng tăng nên trong cùng một giây, quãng đường chạy được sẽ khác nhau.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Khi lúc nhìn vào đồng hồ tốc độ trên xe thì đó là tốc độ tức thời tại ngay thời điểm người đó nhìn vào đồng hồ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Đổi: t= 36 phút 23 giây 44 = 36 phút 23,44 giây = 2183,44 (giây)

s= 10000(m)

Tốc độ trung bình của vận động viên đó là:

\(v_{tb}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{10000}{2183,44}\approx4,58\left(\dfrac{m}{s}\right)\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

Vị trí đầu của ô tô: ở tỉnh A

Vị trí cuối của ô tô: ở tỉnh A

=> Độ dịch chuyển của ô tô bằng 0. 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 17)

Hướng dẫn giải

 

loading...

Độ dịch chuyển của ô tô là: \(12-5=7\left(km\right)\)

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Do vận tốc là một đại lượng vectơ, mà đại lượng vec tơ có hướng (phương, chiều) và độ lớn. Khi vật di chuyển theo đường cong thì hướng của vận tốc thay đổi trên mỗi cung đường nên dẫn đến vận tốc của vật thay đổi.

  (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều trang 18)

Hướng dẫn giải

a) Độ dịch chuyển

b) Quãng đường

c) Vận tốc

(Trả lời bởi YangSu)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

Quãng đường xe đi qua cổng quang điện chính là chiều rộng của tấm chắn sáng. Ta có thể dùng các dụng cụ đo độ dài như thước kẻ để đo độ rộng của tấm chắn sáng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 8 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

Phương pháp đo tốc độ của:

+ Bộ đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số: Đo chiều rộng của tấm chắn sáng, sau đó cho xe chuyển động, thời gian hiện lên ở đồng hồ, từ đó xác định được tốc độ của xe

+ Bộ đo tốc độ dùng xe kĩ thuật số: Khởi động xe và cho xe chạy, trong bộ đo này, trên xe có gắn bộ đo mã hóa để đo độ dịch chuyển của xe thông qua tốc độ quay của trục bánh xe trong những khoảng thời gian bằng nhau, thời gian đã định trước, từ đó ta sẽ tính được tốc độ của xe.

Ưu điểm và nhược điểm của hai bộ đo tốc độ

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Dùng cổng quang điện và thời gian hiện số

Dễ sử dụng, thời gian đo chính xác

Đo quãng đường thủ công dẫn đến sai số

Dùng xe kĩ thuật số

Quãng đường và thời gian đo chính xác, ít sai số

Khó sử dụng hơn

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)