Bài 1. Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác

Hoạt động 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 72)

Hướng dẫn giải

a)     Do I là giao của 3 đường phân giác trong tam giác ABC nên I cách đều 3 cạnh của tam giác, do đó IM = IN = IP.

b)    Vì r = IM, mà IM = IN = IP nên IM = IN = IP = r.

Vậy đường tròn (I; r) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

a)     Vì tam giác ABC đều nên ba đường trung tuyến AM, BN, CP đồng thời là ba đường phân giác.

b)    Do O là giao của 3 đường phân giác trong tam giác ABC nên O cách đều 3 cạnh của tam giác, do đó OM = ON = OP.

Vậy đường tròn (O) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

c)     Xét tam giác ABC đều có đường trung tuyến AM nên \(BM = \frac{{BC}}{2} = \frac{a}{2}\) và AM đồng thời là đường cao, do đó \(\widehat {AMB} = 90^\circ .\)

Xét tam giác AMB vuông tại M có:

\(AM = \sqrt {A{B^2} - B{M^2}} \) (Pytago).

Nên \(AM = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}}  = \frac{{\sqrt 3 a}}{2}.\)

Mà \(OM = \frac{1}{3}AM\)(do AM là đường trung tuyến trong tam giác ABC).

Suy ra \(OM = \frac{1}{3}.\frac{{\sqrt 3 a}}{2} = \frac{{\sqrt 3 a}}{6}.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Gọi độ dài cạnh của tam giác ABC là a (cm), suy ra AB = a (cm)

Đường tròn (O; 6) nội tiếp tam giác ABC nên:

\(r = \frac{a \sqrt 3}{6}\)

hay \(6 = \frac{a \sqrt 3}{6}\)

Suy ra \(a = 6: \frac{\sqrt 3}{6} = 12\sqrt 3\)

Vậy \(AB = 12\sqrt 3 .\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 73)

Hướng dẫn giải

- Đường tròn ngoại tiếp tam giác: Hình 15a, 15d vì đường tròn (O) đi qua 3 đỉnh A, B, C của tam giác ABC.

- Hình 15b: Đường tròn (O) đi qua 2 đỉnh A, B nhưng không đi qua đỉnh C của tam giác ABC nên (O) không ngoại tiếp tam giác ABC.

- Hình 15c: Đường tròn (O) tiếp xúc với cạnh AB, AC nhưng không tiếp xúc với cạnh  BC của tam giác ABC nên (O) không nội tiếp tam giác ABC.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Xét tam giác ABC vuông tại A có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}(Pytago)\\B{C^2} = {5^2} + {12^2}\\B{C^2} = 169\\BC = 13cm\end{array}\)

Vì ABC vuông tại A nên tâm O của đường tròn ngoại tiếp là trung điểm của cạnh huyền BC (định lý)

Vậy bán kính \(OB = OC = \frac{{BC}}{2} = \frac{{13}}{2}cm.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Gọi độ dài cạnh của tam giác ABC là a (cm), suy ra AB = a (cm)

Đường tròn (O; 4cm) nội tiếp tam giác ABC nên:

\(r = \frac{a \sqrt 3}{6}\)

hay \(4 = \frac{a \sqrt 3}{6}\)

Suy ra \(a = 4: \frac{\sqrt 3}{6} = 8\sqrt 3\)

Vậy cạnh của tam giác đều là \(8\sqrt 3 cm\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Giả sử tam giác ABC đều cạnh a(dm) nội tiếp đường tròn (O; 4dm), suy ra AB = a (dm)

Ta có: \(R = \frac{a \sqrt 3}{3}\)

hay \(4 = \frac{a \sqrt 3}{3}\)

Suy ra \(a = 4 : \frac{\sqrt 3}{3}\)

Vậy khoảng cách A và B là \(4\sqrt 3 dm.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Vì góc $A B D$, góc $A C D$ đều là các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn $(O)$ (do $A D$ là đường kính của $(O)$ nên $\widehat{A B D}=\widehat{A C D}=90^{\circ}$.

Do đó $D B \perp A B$ và $C D \perp A C$.
b) Vì $H$ là trực tâm của $\triangle A B C$ nên $B H \perp A C$ và $C H \perp A B$.

Lại có $C D \perp A C$ và $D B \perp A B$ (câu a) nên $B H / / C D$ và $C H / / B D$.
Xét tứ giác $B H C D$ có $B H / / C D$ và $C H / / B D$ nên $B H C D$ là hình bình hành.
c) Vì BHCD là hình bình hành nên $\mathrm{BH}=\mathrm{CD}$.

Xét $\triangle A C D$ vuông tại $C$, theo định lí Pythagore, ta có:
$$
A D^2=A C^2+C D^2
$$

Suy ra $(2 R)^2=A C^2+B H^2$
Hay $A C^2+B H^2=4 R^2$.
d) Vì BHCD là hình bình hành nên hai đường chéo BC và HD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Mà $M$ là trung điểm của $B C$ nên $M$ cũng là trung điểm của $H D$, do đó ba điểm $H, M, D$ thẳng hàng.
Lại có $A D$ là đường kính của đường tròn $(O)$ nên $O$ là trung điểm của $A D$.
Xét $\triangle A H D$ có $O, M$ lần lượt là trung điểm của $A B, H D$ nên $O M$ là đường trung bình của tam giác,
Do đó $O M=\frac{1}{2} A H$ hay $\mathrm{AH}=2 \mathrm{OM}$.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Do đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC và tiếp xúc với đường thẳng AC tại H nên \(IH \bot AC\), suy ra \(\widehat {IHA} = 90^\circ .\)

Do đường tròn (K) nội tiếp tam giác ADC và tiếp xúc với đường thẳng AC tại H nên \(KH \bot AC\), suy ra \(\widehat {IHK} = 90^\circ .\)

Ta có: \(\widehat {IHA} + \widehat {AHK} = \widehat {IHK} = 90^\circ  + 90^\circ  = 180^\circ \), nên I, H, K thẳng hàng.

b) Xét đường tròn (I) có hai tiếp tuyến AB, AC cắt nhau tại A nên AM = AH (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Xét đường tròn (K) có hai tiếp tuyến AC, AD cắt nhau tại A nên AN = AH (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra AM = AN ( = AH).

c) Xét đường tròn (I) có hai tiếp tuyến AB, AC nên AI là phân giác của góc BAC suy ra \(\widehat {IAH} = \frac{1}{2} \widehat {BAC}\)

Xét đường tròn (K) có hai tiếp tuyến AC, AD nên AK là phân giác của góc DAC suy ra \(\widehat {KAH} = \frac{1}{2} \widehat {DAC}\)

Ta có:

\(\widehat {IAK} = \widehat {IAH} + \widehat {KAH} \)

\(= \frac{1}{2} \widehat {BAC} + \frac{1}{2} \widehat {DAC}\)

\(= \frac{1}{2} (\widehat {BAC} + \widehat {DAC})\)

\(= \frac{1}{2}\widehat {BAD}.\)

Hay \(\widehat {IAK} = \frac{1}{2}\widehat {BAD}.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)