Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Thảo Vy

Ý nghĩa của chuyện Mỵ Châu và Trọng Thủy là gì ?

Huỳnh Đan
15 tháng 1 2019 lúc 12:44

1. Giải thích nguyên nhân hình thành di tích Cổ Loa thành.
2. Giải thích nguyên nhân mất nước của An Dương Vương.
3. Giải thích một số sự tích liên quan như chuyện ngọc trai và giếng Trọng Thuỷ.
4. Nêu lên bài học cảnh giác với kẻ thù xâm lược vì chúng không từ thủ đoạn nào.
5. Nêu lên bài học về sự tin tưởng con người đúng lúc, đúng việc.
6. Bài học về giữ nước và dựng nước: Không được chủ quan, lơ là cảnh giác trong mọi thời điểm.

Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 1 2019 lúc 12:51

Bài học lịch sử:

– Phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

– Phải biết cách xử lí đúng đắng mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 1 2019 lúc 12:46

Để lại bài học quý:Giá như An Dương Vương không mất cảnh giác và Mị Châu ý thức một cách rõ ràng về địa vị của mình trong phạm vi gia đình, phạm vi đất nước, chắc chắn bi kịch nước mất nhà tan sẽ không xảy ra. Nhưng câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Chúng ta chỉ có thể nghe lại, đọc lại và chiêm nghiệm về những bài học quí giá mà ông cha ta gửi gắm trong mỗi chi tiết nghệ thuật, mỗi hình tượng thẩm mĩ.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Đinh Phong
15 tháng 1 2019 lúc 13:01

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một tác phẩm tiêu biểu được chương trình sách giáo khoa lớp 10 phân ban đưa vào chương trình học chính thức. Truyện tập trung vào mẫu đề dựng nước và giữ nước. Dẫu biết rằng về mặt chức năng, tác phẩm chủ yếu là lý giải lịch sử, đề cập đến quá khứ của dân tộc. Nhưng vấn đề lịch sử đó đã được sàng lọc qua lăng kính chủ quan của tác giả dân gian, cũng có nghĩa là được hư cấu tưởng tượng, và vì thế những nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật mang tính quan niệm.

Do là sự sàng lọc của trí nhớ người bình dân nên những gì được lưu giữ bao giờ cũng đẹp hơn. Người Việt khác các dân tộc khác, thường nặng về tâm thức lịch sử, dựa vào lịch sử để làm điểm tựa cho cuộc sống. Vì vậy xét ở góc độ lịch sử, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ có một vị trí, vai trò quan trọng.

Khi phân tích đánh giá tác phẩm, chúng ta thường chú trọng đến việc làm rõ hai vấn đề chính, đó là việc dựng nước và giữ nước cũng như bi kịch mất nước Âu Lạc do sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương; khía cạnh thứ hai thường được chú trọng đó là mối tình giữa Mị Châu – Trọng Thủy. Ở đây có hai câu chuyện được kết cấu theo kiểu lồng ghép. Câu chuyện tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ phải chăng là lời giải thích cho lý do mất nước, nhằm xoa dịu nỗi đau, và là một bước “giảm nhẹ” trọng tội cho An Dương Vương – vị vua đáng kính?

Nhưng cũng từ sự lắp ghép cốt truyện ta thấy tác giả dân gian dường như không chỉ dừng lại ở việc giải thích cho nguyên nhân mất nước mà còn gửi gắm một tình ý, một nét bản sắc văn hoá ứng xử của người Việt trên cơ sở đối sánh với người Hán.

Bình luận (0)
Phạm Thị Hải Chi
15 tháng 1 2019 lúc 13:31

ý ngĩa chuyện là:

-phải luôn đề cao cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù

-phải biết phân biệt mối quan hệ riêng chung và tìm cách xử lí đúng đắn nhất

Bình luận (0)
Songoku
15 tháng 1 2019 lúc 13:44

– Phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

– Phải biết cách xử lí đúng đắng mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

hoc tot nhaThảo Vy

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
chi
Xem chi tiết
Katerin
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Long Nguyen
Xem chi tiết
Huyền Ngọc Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Tạ Tương Thái Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết
Adorable Angel
Xem chi tiết
Linh Le
Xem chi tiết