Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Thịnh Vũ

viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về chuyện cô bé bán diêm hoặc về đoạn kết của truyện

Nguyễn Linh
3 tháng 10 2017 lúc 19:46

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
3 tháng 10 2017 lúc 19:50

Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu.Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, ....Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Dù khép trang sách lại nhưng hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.

Bình luận (4)
Đời về cơ bản là buồn......
5 tháng 10 2017 lúc 18:04

An-đéc-xen là một nhà văn rất nổi tiếng của Đan Mạnh. Bạn đọc khắp năm châu cũng đã quen với những truyện dành cho trẻ con của ông như "Cô bé bán diêm", "Nàng tiên cá",... Câu chuyện "Cô bé bán diêm" đã được An-đéc-xen viết khi ông đã có hơn hai mươi năm cầm bút. Câu chuyện kể về một cô bé nghèo đi bán diêm trong đêm giao thừa trời rét mướt. Cả ngày không bán được bao nào, em không dám về nhà vì sợ bị bố đánh. Em đã cùng bà nội bay lên chầu Thượng đế lúc ngồi ở một xó tường. Cái tài của An-đéc-xen chính là nói về cái chết của em, chết đói, chết rét và không gợi lên một sự kinh hãi nào. Em bé chưa chết và em cũng không chết. Em chỉ bước sang một thế giới khác mà thôi, một thế giới của sự vui tươi, trong sáng.

Bình luận (0)
bê trần
5 tháng 10 2017 lúc 18:29

tham khảo bài mk nha!

Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Bình luận (3)
Lưu Mỹ Hạnh
9 tháng 10 2017 lúc 19:44

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiêng người Đan Mạch. Truyện ngắn cô bé bán diêm đưa ra một cái kết thảm thương cho cô bé. Em đã ra đi trước sự vô cảm của cuộc sống xung quanh và lạnh lùng của những người qua đường. Có thể cho rằng em ra đi trong cái đói rét và lạnh lùng giữa bầu tròi đen tối, u ám của đất nước Đan Mạch thế kỉ XIX- nơi chủ nghĩa tư bản còn ngự trì. Cái chết khonng gây ấn tượng nặng nề mà đem lại cho em sự ấm no hạnh phúc bên nhười bà nhân hậu. Không những vậy, cái chết của em vào đúng không khí vui vẻ của ngày đầu năm, trước cuộc sống đa dạng và phát triển theo quy luật. Em ra đi với đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười thấy dduocj sự hạnh phúc, ấm no, đủ đầy bên người em yêu thương. Điều kì diệu này làm hồi kết của truyện có dáng dấp như một câu chuyện cổ tích. Bên cạnh niềm hạnh phúc, kết chuyện còn rung lên hồi chuôngvô cảm, lạnh lùng của thế giới và con người xung quanh.

Bình luận (0)
Mộc Lung Hoa
9 tháng 10 2017 lúc 21:02

Trong đoạn kết của truyện Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
31 tháng 7 2018 lúc 10:25

Cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc- Xen là một cô bé đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm trong đêm giao thừa, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em ko bán đc bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em cx ko ai mua một cái và ko ném cho em một đồng nào. Em ngồ nép trong một góc tường, giá rét nếu ko bán đc bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Em lo sợ ko dám về nhà. Giữa tròi giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là đc chăm sóc yêu thương như cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ của em rất chính đáng. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi môi mỉm cười và đôi má ửng hồng. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Nó khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương của một đứa trẻ mồ côi nghèo.

Bình luận (0)
Mai Nguyen
2 tháng 8 2018 lúc 21:56

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
Trần Đức Hiếu
22 tháng 9 2018 lúc 21:30

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
Trần Lê Duy Khánh
12 tháng 12 2018 lúc 18:11

"Trong cuộc đời này, còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời mùa đông giá rét" - Bởi vậy mà đọc truyện Cô bé bán diêm, lòng ta như thắt lại một cảm xúc đau thương, xót xa cho số phận bất hạnh của em bé. Vốn dĩ em là một cô bé hạnh phúc, có cả cha lẫn mẹ và cả người bà yêu dấu nữa, nhưng cuộc sống eo le cứ đưa đẩy, dồn dập em đến sự khốn cùng, bất hạnh. Và rồi, trong đêm giao thừa, giữa mùa đông giá rét vi vút của gió, em đã chết co ro nằm cạnh những bức tường lạnh lẽo. Có ai biết rằng cô bé đã ước ao, đã khát khao nhưng gì? nhưng dường như, tất cả chỉ là mộng tưởng đẹp do chính tâm hồn nhỏ bé đang rung lên vì cô đơn, lạnh lẽo tạo nên. Bởi vậy mà giấc mộng ấy đã đưa em được gặp bà và được sống với bà mãi mãi, không còn đói, còn rẻt, còn cô đơn nữa... Nhưng em đã ra đi, một đứa bé có quyền hạnh phúc, quyền no ấm và tối thiều nhất là quyền được sống, nhưng tất cả em đều không có, niềm vui đầu năm ấy phải chăng là sự hạnh phúc mà đó còn là nỗi bất hạnh của cô bé. Nếu như có một bàn tay nào cứu giúp liệu em bé có chết? Nếu như có sự trở che của đồng loại liệu em bé có chết? Và nếu như em bé được sống, được hạnh bên gia đình liệu em bé có chêt? Qua nhân vật đầy bất hạnh ấy đã thức tỉnh biết bao tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người trên thế giới ấy và sẽ rất những số phận như cô bé bán diêm rất cần, rất cần được yêu thương đùm bọc để chẳng còn những thảm cảnh xảy ra nào khác nữa.

Bình luận (0)
Trần Lê Duy Khánh
12 tháng 12 2018 lúc 20:13

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Phạm Trúc Ngân
Xem chi tiết
Dan_hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Kim
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Huy
Xem chi tiết
Chinh Le Nguyen Minh
Xem chi tiết
Lyt Lee
Xem chi tiết
An Binnu
Xem chi tiết