Hướng dẫn soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G. G. Mác-két

Lê bảo phúc

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân

Trần Diệu Linh
22 tháng 6 2018 lúc 12:02

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

Bình luận (0)
Thu Phương
22 tháng 6 2018 lúc 14:50

Hiện nay, đất nước chúng ta đang sống trong hòa bình, ấm nó, hạnh phúc. Những trên trái đất còn có rất nhiều nơi đang chịu ảnh hưởng về chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh bình thường, nó còn ảnh hưởn đến trẻ em, người già, đất nước và toàn xã hội. Chiến tranh hạt nhân khiến các gia đình bị li tán, con cái mất cha, mất mẹ, bị bỏ rơi, phụ nữ bị mất chồng..... Không những thế nó còn gây ra những thảm họa cho đất nước. Tại sao lại có chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân? Nguyên do là vì có những nước không có sự dồng thuận với nhau, tức giận sẽ xảy ra xung đột, và chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh hạt nhân khiến cho bao nhiêu người dân vô tội phải chết, phải sống trong bất hạnh, đau khổ. Chiến tranh hạt nhân khiến trái đất bị diệt vong, xã hội và nền văn minh toàn cầu bị hủy hoại, mỗi ngày chúng ta phải sống trong đâu khổ, mỗi ngày phải nhìn thấy bao nhiêu người dân vô tội phải chết, bao nhiêu trẻ em bị mồ côi, lang thang mỗi ngày để sống, nhìn thấy hành tinh xanh của chúng ta đang đi đến đà bị hủy diệt, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Vào năm 1945, Mỹ đã trút xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm cho hàng vạn người bị chết, bị thương. Nhìn lại cuộc chiến thương tâm đó, ai ai trong chúng ta cũng phải chạnh lòng. Tại sao lại phải có chiến tranh? Chiến tranh không giúp được gì cho chúng ta, không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, lại còn làm cho hàng ngàn người bị chết và bị thương. Thế giới chúng ta đang trong đà phát triển, trong thời đại hoàng kim, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ cho Trái Đất, con người động vật và toàn xã hội này. Hãy vì một Trái Đất không có chiến tranh, chỉ có hòa bình, tình yêu, tiếng cười và hạnh phúc. Để cho hòa bình, tiếng cười, tinh yêu, hạnh phúc đi khắp muôn nơi, tránh xa khổi mịt mù tăm tối. Hãy vì một thế giới không có chiến tranh.

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Hân
22 tháng 6 2018 lúc 14:55

Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.

Đoạn văn cũng khá ngắn á, chúc bạn học tốt! ^^

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
duy hoang
Xem chi tiết
王一博
Xem chi tiết
Bắp Tổng
Xem chi tiết
huế nguyễn
Xem chi tiết
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Ngoc Diep Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết
Captain America
Xem chi tiết
Nguyễn Sơn
Xem chi tiết