Truyện Kiều- Nguyễn Du

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bé Dâu

Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của phép tu từ được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả tiếng đàn của Thuý Kiều:

"Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,"

Lê Dung
22 tháng 6 2018 lúc 3:25

Tham khảo ạ:

+ Tiếng đàn được so sánh với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng,tiếng trời đổ mưa (chỉ ra được điểm tương đồng giữa tiếng đàn với cáchình ảnh so sánh: trong, đục, khoan, mau)

+ Với phép tu từ so sánh, Nguyễn Du đã miêu tả tiếng đàn của ThúyKiều đa thanh, đa sắc: lúc trầm, lúc bổng, lúc nhặt, lúc khoan (khi trong,khi đục, khi mau, khi chậm). Qua đó, cho thấy tài đánh đàn của ThúyKiều. Đồng thời qua tiếng đàn, Nguyễn Du còn muốn nói đến tiếng lòngcủa Thúy Kiều.

Huong San
22 tháng 6 2018 lúc 9:51

Trong đoạn thơ trên sử dụng bpttso sánh.Ở đây,những so sánh của Nguyễn Du thực sự là rất ấn tượng và đặc sắc.Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được(như là trong,đục) thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể.(như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời).Hơn nữa, ông còn sử dụng điệp từ "buồn trông" cứ lặp đi lặp lại trong câu thơ một cách ai oán,đau xót.Nó đứng ở đầu mỗi câu lục,như thể hiện một gam màu chính trong tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ:một nỗi buồn da diết.Nỗi buồn này cứ càng lúc càng tăng cấp,buồn cứ nối tiếp buồn.Từng chữ "buồn" được gắn liền với một hướng nhìn khác nhau,khi thì là hướng về cửa bể chiều hôm,khi thì hướng về ngọn nước mới sa...Ta cũng biết"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".Đúng vậy,giờ đây,Kiều cũng nhìn ra ngoài với đôi mắt buồn bã,vậy nên,cảnh nào có vui đâu bao giờ?Phong cảnh bên ngoài lầu Ngưng Bích lúc này dường như đã tái hiện lại toàn bộ tâm trạng của nàng với từng cái buồn khác nhau.Qua đó, ta cũng đã cảm nhận thấu được nỗi đau xót vô cùng của người con gái đẹp người mà bạc phận như Kiều....

Thiên Chỉ Hạc
22 tháng 6 2018 lúc 8:04

+Trong đoạn thơ thứ nhất:

-Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây là so sánh .Ở đây,những so sánh của Nguyễn Du thực sự là rất ấn tượng và đặc sắc.Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được(như là trong,đục) thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể.(như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời).Từ những hình ảnh so sánh này,Nguyễn Du đã thực sự chứng minh được tài năng sáng tạo rất độc đáo của mình,để ngôn ngữ truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật.

+Trong đoạn thơ thứ hai:
- Điệp từ "buồn trông" cứ lặp đi lặp lại trong câu thơ một cách ai oán,đau xót.Nó đứng ở đầu mỗi câu lục,như thể hiện một gam màu chính trong tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ:một nỗi buồn da diết.Nỗi buồn này cứ càng lúc càng tăng cấp,buồn cứ nối tiếp buồn.Từng chữ "buồn" được gắn liền với một hướng nhìn khác nhau,khi thì là hướng về cửa bể chiều hôm,khi thì hướng về ngọn nước mới sa...Ta cũng biết"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".Đúng vậy,giờ đây,Kiều cũng nhìn ra ngoài với đôi mắt buồn bã,vậy nên,cảnh nào có vui đâu bao giờ?Phong cảnh bên ngoài lầu Ngưng Bích lúc này dường như đã tái hiện lại toàn bộ tâm trạng của nàng với từng cái buồn khác nhau.

=>Từ điệp từ "buồn trông",người đọc đã cảm nhận thấu được nỗi đau xót vô cùng của người con gái đẹp người mà bạc phận như Kiều

=>Đây cũng là biện pháp tả cảnh ngụ tình mà Nguyễn Du đã thể hiện một cách rất thành công

*Từ hai đoạn thơ trên,ta rút ra kết luận :

-Hai đoạn thơ đã thể hiện được tài năng,trình độ ngôn ngữ thơ ca phong phú,chính xác,đẹp đẽ và hết sức điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du.


Các câu hỏi tương tự
HarryVN
Xem chi tiết
Rasmie
Xem chi tiết
Thảo Huyền
Xem chi tiết
Tăng Minh Trường 9/2
Xem chi tiết
Thanh Hiền Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Dâu Dâu
Xem chi tiết
Justin Yến
Xem chi tiết
Queen
Xem chi tiết