Hướng dẫn soạn bài Những câu hát than thân

JungkookBTS

Viết đoạn văn khoảng 8 - 10 câu nêu cảm nhận cảm em về bài ca dao:

''Thương thay thân phận con tằm

...

Dầu kêu ra máu có người nào nghe"

harumi05
14 tháng 8 2018 lúc 8:30

Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm" gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.

“Con tằm” và “lũ kiến" là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.

Bình luận (2)
Thảo Phương
14 tháng 8 2018 lúc 8:51

“Con tằm”“lũ kiến" là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng.Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.Khép lại bài ca dao là tiếng kêu khắc khoải của con quốc. Tiếng kêu ấy da diết dội vào lòng ta. Những kiếp người và cuộc đời của tằm, kiến, của hạc, của cuốc trong bài ca dao đã là quá khứ. Cách mạng và sự đổi đời đã đem cho ta cuộc sống mới, nhưng khi đọc những lời than thân ấy của cha ông, ta càng hiểu hơn, càng thương hơn quá khứ đau thương, của dân tộc và trân trọng cuộc sống đủ đầy mà mỗi ngày ta đang được nhận.

Bình luận (0)
Huong San
14 tháng 8 2018 lúc 12:07

Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhò bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác. Chúng ta đã biết đến với một bài ca dao như thế:

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bãi ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phân hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao. Họ bỏ ra quá nhiều nhưng chẳng hề được hưởng thụ dù chỉ là một chút thành quả lao động của mình. Đó chính là nguyên nhân của nghèo đói, của vất vả khó khăn và kéo dài trong bất công vô vọng.

Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ. Họ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương với đồng ruộng cây lúa mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hình ảnh con cò, con vạc là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Bởi người lao động nhìn thấy sự gần gũi thân thiết đến kì lạ giữa cái hình dáng lũ nghêu gầy guộc, cái dáng lấm lũi một mình lặn lội của chúng với thân phận hẩm hiu bé nhỏ của mình. Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cô gắng vô vọng kiếm sống qua ngày mà người lao động đang trải qua. Hơn thế, con đường mưu sinh thật lắm gian truân, bất trắc, lực lượng vất vả đã đành, họ còn bị bao hiểm nguy rình rập. Quà là kiếp sống tội nghiệp đáng thương.

Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác. Họ chẳng có được sự cảm thông đồng điệu, sự công bằng soi tỏ. Như thế khác nào con cuốc cứ khăc khoải da diết mà phí công vô ích.

Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô-típ quen thuộc trong ca dao: mô-típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hui mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.

Hiện thực đen tối, tương lai mù mịt khiến nhân dân lao động xưa phải cất lên tiếng kêu, tiếng than ai oán. Ngày nay, cuộc sống chúng ta ấm no hạnh phúc vì có ánh sáng của Đảng, Cách mạng soi đường. Nhưng đọc những câu ca dao của một thời, chúng ta càng hiểu và đồng cảm với cha ông ta xưa, biết xót thương quá khứ, quý trọng cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 8 2018 lúc 9:45

Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhò bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác. Chúng ta đã biết đến với một bài ca dao như thế:

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bãi ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phân hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao. Họ bỏ ra quá nhiều nhưng chẳng hề được hưởng thụ dù chỉ là một chút thành quả lao động của mình. Đó chính là nguyên nhân của nghèo đói, của vất vả khó khăn và kéo dài trong bất công vô vọng.

Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ. Họ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương với đồng ruộng cây lúa mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hình ảnh con cò, con vạc là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Bởi người lao động nhìn thấy sự gần gũi thân thiết đến kì lạ giữa cái hình dáng lũ nghêu gầy guộc, cái dáng lấm lũi một mình lặn lội của chúng với thân phận hẩm hiu bé nhỏ của mình. Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cô gắng vô vọng kiếm sống qua ngày mà người lao động đang trải qua. Hơn thế, con đường mưu sinh thật lắm gian truân, bất trắc, lực lượng vất vả đã đành, họ còn bị bao hiểm nguy rình rập. Quà là kiếp sống tội nghiệp đáng thương.

Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác. Họ chẳng có được sự cảm thông đồng điệu, sự công bằng soi tỏ. Như thế khác nào con cuốc cứ khăc khoải da diết mà phí công vô ích.

Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô-típ quen thuộc trong ca dao: mô-típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hui mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.

Hiện thực đen tối, tương lai mù mịt khiến nhân dân lao động xưa phải cất lên tiếng kêu, tiếng than ai oán. Ngày nay, cuộc sống chúng ta ấm no hạnh phúc vì có ánh sáng của Đảng, Cách mạng soi đường. Nhưng đọc những câu ca dao của một thời, chúng ta càng hiểu và đồng cảm với cha ông ta xưa, biết xót thương quá khứ, quý trọng cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
Lý
20 tháng 9 2018 lúc 20:13

I don no

Bình luận (0)
tothailam
12 tháng 10 2018 lúc 21:46

ko biet

Bình luận (1)
Trần Ngọc Diễm
17 tháng 10 2018 lúc 9:30

Bạn nào ntoots bụng cho mình mượn đỡ 1 nick facebook hoặc lập cho mình 1 cái nick facebook dc ko, mik bị mất rồi
mn giúp mình nha

Bình luận (1)
JungkookBTS
18 tháng 10 2018 lúc 21:17

Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã giúp mình. Sharangheiyo

Bình luận (0)
Tô thị trà my
21 tháng 11 2018 lúc 8:09

Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhò bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác. Chúng ta đã biết đến với một bài ca dao như thế:

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bãi ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phân hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao. Họ bỏ ra quá nhiều nhưng chẳng hề được hưởng thụ dù chỉ là một chút thành quả lao động của mình. Đó chính là nguyên nhân của nghèo đói, của vất vả khó khăn và kéo dài trong bất công vô vọng.

Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ. Họ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương với đồng ruộng cây lúa mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hình ảnh con cò, con vạc là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Bởi người lao động nhìn thấy sự gần gũi thân thiết đến kì lạ giữa cái hình dáng lũ nghêu gầy guộc, cái dáng lấm lũi một mình lặn lội của chúng với thân phận hẩm hiu bé nhỏ của mình. Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cô gắng vô vọng kiếm sống qua ngày mà người lao động đang trải qua. Hơn thế, con đường mưu sinh thật lắm gian truân, bất trắc, lực lượng vất vả đã đành, họ còn bị bao hiểm nguy rình rập. Quà là kiếp sống tội nghiệp đáng thương.

Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác. Họ chẳng có được sự cảm thông đồng điệu, sự công bằng soi tỏ. Như thế khác nào con cuốc cứ khăc khoải da diết mà phí công vô ích.

Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô-típ quen thuộc trong ca dao: mô-típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hui mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.

Hiện thực đen tối, tương lai mù mịt khiến nhân dân lao động xưa phải cất lên tiếng kêu, tiếng than ai oán. Ngày nay, cuộc sống chúng ta ấm no hạnh phúc vì có ánh sáng của Đảng, Cách mạng soi đường. Nhưng đọc những câu ca dao của một thời, chúng ta càng hiểu và đồng cảm với cha ông ta xưa, biết xót thương quá khứ, quý trọng cuộc sống hiện tại.

------------Chúc bạn học giỏi nhé , nhớ chọn câu trả lời của mình nha...

Bình luận (1)
phạm nguyễn phương linh
7 tháng 3 2019 lúc 19:41

ck tui !

Bình luận (3)
Master Yi
17 tháng 3 2019 lúc 21:57

Chúng mày đưa tao à?

Bình luận (0)
Cún Cún
28 tháng 3 2019 lúc 19:56

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

Thân bài

Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?

2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

Câu 1 : Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò giang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn… Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình: Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao nỗi éo le ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời. Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu; Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?

Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lee Joong Suk
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Hàn Vương Nga
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Võ Nhật Uyển Nhi
Xem chi tiết
Trần Lê Việt Hoàng
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Thảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Loan
Xem chi tiết