Làng - Kim Lân

Nguyễn hồng sơn

Viết đoạn văn 12 câu theo đoạn diễn dịch chứng minh ông hai là một người yêu làng,yêu nước

Nguyễn Huế
15 tháng 5 2019 lúc 23:02

* Gợi ý nhé:

1. Tình yêu làng
- Niềm tụ hào, kiêu hãnh của ông về làng khiến ông Hai đi đâu cũng khoe về làng, khoe đến mức thành "tật" dù đã rời làng đi tản cư nhưng ông Hai luôn nghĩ về làng, nghĩ về những buổi làm với anh em dân quân tự vệ xây dựng làng kháng chiến. Nhớ lại kỉ niệm bao mệt mỏi tan biến thay vào đó là niềm vui, niềm vui đókhiến ông Hai như trẻ lại
- Ông yêu làng nên khi nghe tin làng theo giặc tâm trạng ông Hai thay đổi hẳn so với lúc ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Trước bao tin vui từ kháng chiến, cổ họng ông nghẹn ắng, cổ họng tê, giọng lạc hẳn đi, ông sững sờ trước tin làng mình Việt gian. Niềm tự hào trong ông sụp đổ, ông không dám tin nên hỏi lại, nhưng lời của những người tản cư đã khiến ông không thể ko tin. Đau đớn, xấu hổ nhục nhã ông đánh trống lảng, cúi mặt bỏ về. Ông nằm vật ra giường nhìn đám con thow rồi suy nghĩ một hồi lâu, ông khóc.Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần kháng chiến cả nên ông lại không tin có ai làm điều nhục nhã ấy. Sau khi nguyền rủa những kẻ Việt gian ông Hai lo sợ sẽ bị mụ chue nhà đuổi vì ông viết rằng đâu đâu ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp những kẻ Việt gian. Tối hom đó ông chằn chọc không sao ngủ được, lắng nghe tiếng lào xào của mụ chủ nhà, ông cũng lo sợ tin làng Việt gian cũng đến nới đây
- Sau khi nghe tin làng được cải chính, mặt ông Hai vui tươi rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho lũ trẻ lồi lật đật đi loan tin nhà mình đã bị đốt "đốt nhẵn"

2. Tình yêu nước
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. Ở nơi tản cư ông Hai ngày ngày ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức. Khi nghe mỗi tin chiến thắng ông Hai không nén bằng niềm vui, ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá
- Khi phải lựa chọn ông đã quyêts định làng thì yêu tật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù, trong cuộc trò chuyện giữa hai cha con, cả ông và thằng cu Húc đều ủng hộ cụ HCM muôn năm

---> Ông Hai là một người rất yêu làng và yêu nước vủa mình. Tình yêu đó đã được Kim Lân làm rõ qua những tình huống chuyện khác nhau

Bình luận (0)
Anh Vi Cá Đuối
16 tháng 5 2019 lúc 8:18

Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở: ''Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão.

Bình luận (0)
Quang Nhân
16 tháng 5 2019 lúc 9:00

Ông Hai là người sống từ lâu ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc ông phải sống xa làng trong nỗi nhớ khôn nguôi. Ông rất yêu nơi mình sinh ra và lớn lên và đi đâu cũng khoe với mọi người. Tình cảm của ông thể hiện rất rõ khi nghe tin sét đánh cả làng theo Tây, lúc này tác giả tập trung miêu tả cảm giác của ông đó là “cổ nghẹn đắng”, “da mặt tê rân rân”, như cố trấn tĩnh nhưng đó là sự thật khiến ông rất thất vọng và buồn bã.
Suy nghĩ khi nghe tin làng theo giặc, trong ông luôn có tâm trạng cùng sự đấu tranh nội tâm trở nên xung đột, đây là tình huống mà tác giả tập trung miêu tả hình ảnh ông Hai với tấm lòng yêu làng, yêu nước tha thiết và chân thành. Ông thấy xấu hổ vì niềm tin mà mình đã dành cho làng bấy lâu nay đã thực sự sụp đổ trong phút chốt.
Nhưng rồi ông cực kỳ vui sướng khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn theo Kháng chiến, vẫn đang chống Tây, ông không còn nỗi tủi nhục không còn buồn mà lại vui vẻ khỏe làng của mình người khác. Cuộc sống phải bỏ làng ra đi ai buồn nhưng ta lại thấy hình ảnh ông Hai đi khoe cái tin đó là “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông vui và tự hào bởi việc Tây đốt nhà giúp cho mọi người hiểu rằng làng chợ Dầu vẫn theo kháng chiến, vẫn yêu nước, đó là niềm vui thực sự.
Làng trong ông Hai là một phần ruột thịt, nhà cửa hay tài sản mất đi có thể lấy lại, miễn sao cống hiến cho đất nước vững mạnh đó là niềm vui lớn lao nhất.
Tình yêu làng yêu quê hương đất nước trong ông Hai thật giản dị, chân thành, tác giả tập trung miêu tả tâm lí cùng ngôn ngữ nhân vật để làm nổi bật tình cảm của ông Hai với làng, với quê hương.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
16 tháng 5 2019 lúc 15:42

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 5 2019 lúc 13:47

Tình yêu làng của ông Hai được bộc lộ rõ rệt trong giai đoạn đi tản cư. Kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình hòa vào dòng người rời làng đi tản cư đến một miền quê xa lạ. Từ đó ông phải rời xa ngôi làng yêu dấu đã gắn bó từ thuở ấu thơ. Làng Chợ Dầu là niềm kiêu hãnh của ông, ông tự hào vì ngôi làng đã có biết bao chiến công trong kháng chiến hào hùng chung của đất nước. Ông yêu làng da diết sâu nặng. Ở nơi tản cư, ngày nào ông cùng hoài niệm về những tháng ngày “làm việc cùng anh em”. Ông nhớ làng, nhớ nhà, nỗi nhớ ấy kết thành một nỗi buồn dằn vặt trong tâm trí ông.Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được thể hiện ra ngoài rõ rệt khi nghe tin cải chính về ngôi làng Chợ Dầu anh hùng kháng chiến . Ông Hai vui sướng và “rạng rỡ hẳn lên” mặc dù nhà ông đã bị “đốt nhẵn”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như thể đó là tin mừng. Cái nhà bị đốt như thể càng minh chứng thêm cho việc làng Dầu kiên cường chống giặc. Niềm tự hào vui sướng về ngôi làng đã quay trở lại trong ông. Có thể nói, lòng yêu làng của ông Hai là cội nguồn của lòng yêu nước.Đọc truyện, ta như được đắm chìm vào từng mạch cảm cảm xúc của nhân vật ông Hai. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật một cách chi tiết và sắc nét. Nhân vật ông Hai đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc bởi sự ám ảnh, day dứt cùng niềm vui sướng mãnh liệt, tất thảy đó là những cung bậc cảm xúc chân thực mà lão nông yêu nước ấy đã trải qua. Phải thấu hiểu những người nông dân hiền lành ấy đến nhường nào thì nhà văn Kim Lân mới nhập tâm vào từng cử chỉ suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật đến như thế. Cùng với hình thức trần thuật đối thoại cũng như độc thoại, nhân vật ông Hai đã từng bước đi vào lòng người đọc và đánh thức lòng yêu nước trỗi dậy trong mỗi người.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Le DuyHung
Xem chi tiết
{何もない}
Xem chi tiết
Huyy
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
jjliegild
Xem chi tiết
quân Hồng
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Phạm G Hân
Xem chi tiết
Vũ quốc đoàn
Xem chi tiết