Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Emma Watson

Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em rút ra bai học gì ?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 5:18

Em học được từ Bác:

- Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Hồ Chí Minh có sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

kayuha
18 tháng 8 2019 lúc 21:36

Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Lê Thư Mi
18 tháng 8 2019 lúc 22:17

Bác Hồ là một tấm gương sáng trong nhiều lĩnh vực cho toàn dân noi theo. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã giúp học sinh chúng em ý thức sâu sắc việc học tập những đức tính quý báu của Người để nhanh chóng hội nhập với thế giới. Một trong những đức tính đó là sự bền bỉ, sáng tạo trong phương pháp lĩnh hội vốn tri thức nhân loại sâu rộng. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh mang đến cho chúng em những bài học bổ ích trong lĩnh vực này.

Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã không ngừng học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga...; đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động; tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm...

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực cua chủ nghĩa tư bản,... Những ảnh hưởng quốc tế đó nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, dể trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thông nhất riữa dân tộc và nhân loại là như thế.

Thế giới đang thay đổi từng giờ. Ngoài những giá trị văn hóa vốn đã rất íhong phú và bền vững còn có những giá trị văn hóa mới liên tục được xác lập. Thời đại mới yêu cầu mỗi người phải biết hội nhập với thế giới, hiểu về thế giới mà trước hết là văn hóa thế giới. Vậy làm sao có thể lĩnh hội nền văn hóa nhân loại vốn rất sâu rộng và ngày càng được phát triển ấy?

Từ tấm gương học tập của Bác, người học sinh chúng em có thể có những bài học bổ ích cho mình.

Trước hết, cần phải nắm vững vốn văn hóa của dân tộc mình: muốn hiểu về người cần hiểu sâu sắc về mình trước đã. Sở dĩ Bác có được một bản lĩnh, một nhân cách "không gì lay chuyển được" là bởi Người đã nắm vững cái gốc văn hóa của dân tộc. Những ảnh hưởng quốc tế đóng vai trò là chất xúc tác nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Người cũng từng căn dặn: "Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Lịch sử chính là những giá trị tinh thần vô giá nằm trong vốn văn hóa của một dân tộc. Suy rộng ra câu nói của Bác nghĩa là: Người Việt Nam phải hiểu hết về những giá trị vật chất và tinh thần của chính dân tộc mình.

Khi đã có cái gốc văn hóa dân tộc sâu rộng, vững vàng, cần biết mở lòng đón nhận, tìm hiểu, hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Mỗi dân tộc lại có nét đặc sắc trong nền vãn hóa của mình. Học tập chúng để làm giàu vốn tri thức của bản thân đồng thời có thể làm giàu có nền văn hóa dân tộc. Nhưng sự tiếp nhận đó cần có sự chọn lọc. Nghĩa là như Bác Hồ: "tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực". Giống với văn hóa Việt Nam, văn hóa các quốc gia khác cũng có những tinh hoa và cũng có những hạn chế. Cần biết phê phán cái lạc hậu, phản động; đấu tranh loại bỏ chúng đồng thời tôn vinh, học tập những cái hay, cái đẹp.

Việc học tập văn hóa nhân loại là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, sáng tạo. Cần bền bỉ bởi đó là kho kiến thức khổng lồ, không thể một sớm một chiều có thể lĩnh hội hết - ngạn ngữ phương Tây có câu "Thành La Mã không xây trong một ngày", cần sáng tạo bởi mỗi người có trình độ khác nhau, công việc khác nhau... tức là không giống nhau về điều kiện học tập. Do đó, cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong cách thức học tập để tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân mình.

Để học tập được vốn văn hóa nhân loại cần có vôn ngôn ngữ tốt. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nắm vững ngôn ngữ một sô' quốc gia mà trước hết là ngôn ngữ dân tộc mình - tiếng Việt. Tiếp đó, cần xúc tiến việc học tập ngoại ngữ để có điều kiện tốt nhất tìm hiểu về văn hóa các dân tộc khác.

Bác Hồ, ngoài việc chú trọng học ngoại ngữ, Người còn chấp nhận vất vả để có thể đi nhiều nước, khắp châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi tìm hiểu về đất nước, con người những nơi này. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhiều phương tiện truyền thông mà tiêu biểu là internet chúng ta có thể ngồi một nơi mà đi du lịch khắp thế giới. Điều kiện đã đạt đến mức tối ưu vì vậy càng phải tích cực, chủ động tìm hiểu, học hỏi văn hóa thế giới nhiều hơn nữa.

Thời đại mói với xu hướng toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu cho mỗi chúng ta phải hiểu nhiều hơn về thế giới mình đang sông. Trong con đường chúng ta đi ngày hôm nay vẫn có ảnh sáng từ tư tưởng, nhân cách vĩ đại của Bác Hồ soi sáng.

Thảo Phương
19 tháng 8 2019 lúc 10:11

Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.

B.Thị Anh Thơ
19 tháng 8 2019 lúc 17:41

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

minh nguyet
19 tháng 8 2019 lúc 19:54

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản này ,ta học tập được:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

+ Lối sống giản dị, thanh đạm


Các câu hỏi tương tự
Uyên Đàm Thảo
Xem chi tiết
Hieu Nguyen Vu Minh
Xem chi tiết
Lê Thùyy
Xem chi tiết
Quỳnh
Xem chi tiết
Ngọc Triều Lâm
Xem chi tiết
Phạm Thành Nam
Xem chi tiết
HAno
Xem chi tiết
H.T.B.Ngoc
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết