Việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Nhưng học như thế nào để mang lại hiểu quả cao là điều đáng suy ngẫm. Ý thức được tầm quan trọng của việc học, từ ngàn xưa, La Sơn Phu Tử Nuyễn Thiếp đã từng nêu: “theo điều học mà làm”, nghĩa là học phải đi đôi với hành. Vậy “học” và “hành” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trước tiên, ta phải hiểu thế nào là học và hành? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại đã được tích lũy trong sách vở là nắm vững lý luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha ông đi trước. Học là nâng cao sự hiểu biết của mình, mở rộng tâm hồn từ những kiến thức đã được đúc kết qua hàng ngàn năm. Theo La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học cái đạo để làm người, học cách đối nhân xử thế, chứ không phải học để cầu danh lợi. Chúng ta có thể học từ trong sách vở, từ thầy cô, bạn bè, từ cả thực tế cuộc sống.. Nội dung học cũng phong phú, đa dạng, thậm chí từ những cái đơn giản như học ăn, học nói, học gói, học mở,…Còn hành là gì? Hành là thực hành, là làm, là áp dụng những kiến thức mình vào thực tiễn cuộc sống. Vậy theo Nguyễn Thiếp , việc học tập, tiếp thu kiến thức phải luôn đi cung với việc thực hành trên thực tế. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lý thuyết vừa vận dụng, lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết, học tập gắn với sản xuất. Đúng như Phan Bôi Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm”.
Vậy học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học với hành phải đi đôi với nhau, nghĩa là học và hành không thể tách rời mà gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã từng nói :” Học đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”. Trong thực tế, hành chỉ là mục đích, là phương pháp học tập. Nếu chúng ta nắm vững kiến thức, tiếp thu lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì học chẳng để làm gì cả. Học mà không hành được có thể do một trong các nguyên nhân sau: hoặc là không thấu đáo, hoặc là thiếu môi trường hoạt động. Trong thực tế, có những người không chăm chỉ nên lúc ra đời không làm được việc gì, cũng có những người học rất giỏi nhưng lại lúng túng khi thực hành hay làm việc. Ngược lại, nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo lí thuyết soi sáng và lãnh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc áo dụng vào thực tiễn thường không tránh khỏi mò mẫm, lúng túng, khó khăn, thậm chí có khi sai lầm nữa. Việc “hành” như vậy rõ ràng là “không trôi chảy”. Nếu các sinh viên y khoa không chịu tham gia những buổi thực hành ở trường đại học mà cứ khư khư ôm một đống lí thuyết thì chẳng bao giờ đem mình ra giúp mọi người xung quanh được. Những kiến trúc sư tương lai nếu không thực hành vẽ những bản thiết kế trên ghế nhà trường thì làm sao họ có thể tạo ra những công trình kiệt tác cho nhân loại. Những bác nông dân sau khi học những phương pháp mới đã về áp dụng ngay cho vườn nhà mình nên đã tăng năng suất rất lớn mà không cần một phút giây bỏ ra để học bài. Hay đơn giản hơn, trong những giờ hóa học, ta không làm thí nghiệm thì làm sao có thể nắm bài mọt cách chắc chắn được. Vào giờ văn, ta không vận dụng kiến thức tiếng việt vào thực hành bài tập thì làm sao có thể áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn, vào những bài tập làm văn,... Như vậy, trong cuộc sống không thiếu gì những ví dụ về mối quan hệ giữa học và hành.
Ta phải làm thế nào để kết hợp giữa học và hành? Trước hết ta phải cố gắng học tập. Ta phải chăm chỉ tiếp thu khiến thức từ mọi thứ xung quanh và xác định đúng mục tiêu học tập của chính mình. TRước hết chúng ta cần phải trao dồi thêm kiến thức mới ở nhà trường, do thầy cô giáo dạy. Học sinh đến lớp nghe thầy cô giáo giảng bài, cố gắng hiểu nhớ, luyện tập, như thế gọi là học. Cần học chuyên cần, chăm chỉ thì mới đảm bảo kiến thức đầy đủ hệ thống. Ta càng không thể xem thường việc học bởi đó là tiền đề cho những thực hành vào cuộc sống. Song song với học ta phải cố gắng thực hành bài tập và các thí nghiệm. Có thể ta không có đủ khả năng để làm tất cả nhưng ta có thể cố gắng hết sức để phục vụ cho con đường chinh phục tương lai sau này. Học xong kiến thức về văn nghị luận thì cần phải luyện viết đi viết lại nhiều lần. Có như thế, việc học mới tiến bộ được. Cũng có những trường hợp, nhiều người không được đến trường, nhưng chịu khó tìm tòi đọc sách, học hỏi và họ đã gặt hái được những thành quả hết sức tốt đẹp. Có như thế ta mới nắm vững kiến thức, trở thành một công dân có ích cho xã hội
Tuy đã gần một thập kỉ trôi qua nhưng câu nói của Nguyễn Thiếp vẫn đúng trong qua khứ, hiện tại và tương lai. Đó là một bài học quý cho mỗi học sinh: Phải biết hài hòa giữa học và hành để là bước đệm cho con đường tương lai.