6.2: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến trạng thái chuyển động quay của vật rắn ? A. Lục đồng phẳng với trục quay. B. Lực song song với trục quay. C. Lực tiếp tuyến với quỹ đạo của điểm đặt lực. D.Lực hướng tâm
Một vật rắn có trục quay cố định có tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. Vật sẽ
A. không chuyển động quay B. quay với vận tốc góc không đổi
C. đứng yên hoặc quay đều D. quay với vận tốc dài không đổi
Một vật rắn có trục quay cố định có tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. Vật sẽ:
A. không chuyển động quay B. quay với vận tốc góc không đổi
C. đứng yên hoặc quay đều D. quay với vận tốc dài không đổi
Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau đây về lực tác dụng lên một vật quay quanh một trục cố định.
A. Để có tác dụng càng mạnh chỉ cần lực càng lớn
B. Để có tác dụng càng mạnh chỉ cần điểm đặt của lực ở xa trục quay
C. Để có tác dụng càng mạnh, lực phải càng lớn và khoảng cách từ trục quay đến phương của lực càng lớn
D. Tác dụng của lực càng bé khi phương của lực đi qua trục quay
Ngẫu lực gồm hai lực có cánh tay đòn d = 15cm, độ lớn mỗi lực là 20N. Mômen ngẫu lực đối với một trục vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực có giá trị là:
A. 30Nm B. 6Nm C. 60Nm D. 3Nm
Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc là 6,28rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực lên nó mất đi thì:
A. Vật dừng lại ngay
B. Vật đổi chiều quay
C. Vật quay đều với tốc độ 6,28rad/s
D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại
Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Momen của lực \(\overrightarrow{\text{F}}\) đối với trục quay là tích của lực với cánh tay đòn.
B. Momen của lực \(\overrightarrow{\text{F}}\) đối với trục quay là đại lượng đo bằng tích của lực với cánh tay đòn.
C. Momen của lực \(\overrightarrow{\text{F}}\) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.
D. Momen của lực \(\overrightarrow{\text{F}}\) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay cản lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.
Thanh AB đồng chất tiết diện đều dài 100 cm, có trọng lượng P = 10 N. Có thể quay quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30 cm. Hai đầu A, B treo hai vật nặng khối lượng lần lượt là mA = 300g; mB =700g. Thanh cân bằng nằm ngang. Xác định độ lớn của phản lực tại trục quay O
Một thanh chắn đường dài 7,8m có khối lượng 210kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g=10m/s2 . A. 1000N B. 500N C. 100N D. 400N