Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoreamon

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho hai đường thẳng \(\left(d_1\right):y=\dfrac{3}{2}x+4\)\(\left(d_2\right):y=-2x+11\)

a ) Gọi M là giao điểm của 2 đường thẳng (d1) và (d2) . Tìm tọa độ điểm M

b ) Gọi A là điểm nằm trên (d1) , có hoành độ là -2 . Tìm diện tích tam giác AOM ( với O là gốc tọa độ )

Nguyễn Việt Lâm
28 tháng 1 2019 lúc 19:44

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(\dfrac{3}{2}x+4=-2x+11\Rightarrow x=2\Rightarrow y=7\)

Vậy \(M\left(2;7\right)\)

\(x_A=-2\Rightarrow y_A=\dfrac{3}{2}x_A+4=1\Rightarrow A\left(-2;1\right)\)

Câu b có nhiều cách giải, 1 cách giải đơn giản không cần lập pt đường thẳng AM là cộng trừ diện tích

Qua trên trục Ox lấy 2 điểm có cùng hoành độ với A và M là \(B\left(-2;0\right)\)\(C\left(2;0\right)\) \(\Rightarrow AB//CM\)\(AB\perp BC;BC\perp CM\)

\(\Rightarrow\Delta OAB\) vuông tại B, \(\Delta OCM\) vuông tại C và \(ABCM\) là hình thang vuông

\(\Rightarrow S_{AOM}=S_{ABCM}-S_{OAB}-S_{OCM}\)

\(\Rightarrow S_{AOM}=\dfrac{1}{2}\left(AB+CM\right).BC-\dfrac{1}{2}AB.OB-\dfrac{1}{2}OC.CM\)

Với \(AB=y_A-y_B=1;CM=y_M-y_C=7;BC=x_C-x_B=4\)

\(OB=x_O-x_B=2;OC=x_C-x_O=2\)

\(\Rightarrow S_{AOM}=16-1-7=8\) (đvdt)


Các câu hỏi tương tự
Big City Boy
Xem chi tiết
Măm Măm
Xem chi tiết
Hara Nisagami
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Măm Măm
Xem chi tiết
Chuột yêu Gạo
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Lan Le
Xem chi tiết