Mình phân tích 1 câu để làm rõ nhé !
- “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
- Lời nói... lòng nhau : tức lời nói nói ra sẽ chẳng mất gì, không mất tiền để mua được lời nói, không tốn vật chất để chi trả cho lời nói của mình; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau : tức nói lời hay ý đẹp, những lời khen ngợi, văn minh lịch sự, tránh sự khiếm nhã, thô tục; mang niềm vui hạnh phúc tâm hồn người được giao tiếp.
- Vàng thì thử... thử lời : tức vàng lửa để thử than tốt hay kém, chuông kêu thử tiếng vang trong hay đục, người ngoan thử lời có nghĩa lời nói với con người có ý nghĩa quan trọng, lời nói thể hiện được giá trị nhân cách của một con người, một con người có giáo dục là 1 con người biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung, phù hợp với đạo lí làm người, nói lời hay ý đẹp mang sự tốt đẹp cho cuộc trò chuyện
=> Như vậy qua các câu thành ngữ trên ông cha ta muốn khuyên nhủ ta về ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
- Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có một số câu như : " Lời chào cao hơn mâm cỗ ; Lời nói chẳng mất tiên mua -lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ; vàng thì thử lửa thử than - chuông kêu thử tiếng , người ngoan thử lời ". Qua đó , ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải nói năng lịch sự, tế nhị, tránh cách nói năng nặng nề thô thiển.
Chúc bạn học tốt
Tham khảo:
- “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
- Lời nói... lòng nhau : tức lời nói nói ra sẽ chẳng mất gì, không mất tiền để mua được lời nói, không tốn vật chất để chi trả cho lời nói của mình; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau : tức nói lời hay ý đẹp, những lời khen ngợi, văn minh lịch sự, tránh sự khiếm nhã, thô tục; mang niềm vui hạnh phúc tâm hồn người được giao tiếp.
- Vàng thì thử... thử lời : tức vàng lửa để thử than tốt hay kém, chuông kêu thử tiếng vang trong hay đục, người ngoan thử lời có nghĩa lời nói với con người có ý nghĩa quan trọng, lời nói thể hiện được giá trị nhân cách của một con người, một con người có giáo dục là 1 con người biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung, phù hợp với đạo lí làm người, nói lời hay ý đẹp mang sự tốt đẹp cho cuộc trò chuyện
=> Như vậy qua các câu thành ngữ trên ông cha ta muốn khuyên nhủ ta về ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.