Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Thiên thần áo trắng

Trình bày cảm nhận của em về câu thơ :

              Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba .

Aries
26 tháng 7 2016 lúc 13:18

Con người ai sinh ra cũng có tổ tiên ông bà, nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào khi Tổ Hùng Vương là những người tổ tiên cao cả.Chính vì thế mà bất kì một ai dù ở phương trời nào, hay dang cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S này đều cần phải biết ơn, ghi nhớ đến công lao của những vị anh hùng tổ tiên.

Bình luận (0)
Nana Lệ Chi
27 tháng 7 2016 lúc 8:31

Mỗi một con người đều có tổ tiên. Đối với dân tộc  Việt Nam một dân tộc có chiều dài lịch sử lâu đời,họ không bao giờ quên được những công ơn của các vị vua Hùng đã dựng nên đất nước.Là con người Việt Nam, dù có ở một đất nước xa xôi hay một phương trời nào cũng không quên được ngày Giỗ Tổ.Người Việt Nam không bao giờ có thể quên ơn những người xưa,những người đi trước và các vị vua Hùng đã có một công lao to lớn để dựng nên đất nước.Không quên ngày Giỗ Tổ(10/3Âl).

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 1 2018 lúc 17:20

Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam - những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.

Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.

Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.

Từ Phong Châu, Mẹ Âu Cơ cùng đàn con băng qua bao núi đồi, vượt qua sơn lam chướng khí, mở mang đất đai, chí thú gieo trồng, ruộng đồng ngày một thênh thang, đường sá ngày một rộng dài. Trên rừng dưới biển, đâu đâu cũng thấm đẫm mồ hôi, công sức của lớp lớp con Hồng cháu Lạc.

Bốn nghìn năm sức mạnh Việt Nam còn là những dấu ấn không thể phai mờ của những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Một trong những nét đẹp đó là tinh thần cố kết cộng đồng. Hai chữ “đồng bào” gắn liền với câu chuyện Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở trăm con; tình cảm “đồng bào” vì thế mà thành một giá trị thiêng liêng.

54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S này, dù ở miền ngược hay miền xuôi, đều là con một mẹ, là cây một cội, là hoa một cành. Dù ở trong nước hay ngoài nước, người Việt Nam vẫn luôn nhớ mình có chung một ngày Giỗ Tổ. Tìm về non thiêng Nghĩa Lĩnh là tìm về giá trị của tinh thần đại đoàn kết toàn dân – yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm là lịch sử chiến thắng của tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, triệu người như một. Từ những triều đại Lý, Trần, Lê… lẫy lừng chiến công phá Tống, bình Chiêm, kháng Nguyên, trừ Minh…. đến thời đại Hồ Chí Minh – thời đại của cả dân tộc “rũ bùn đứng dậy” đấu tranh lật đổ chế độ thực dân phong kiến áp bức, giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Ở đâu, lúc nào, dù lịch sử đi vào những khúc quanh cam go nhất cũng được hóa giải thành công bằng trí tuệ, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần nhắc đến hai từ "Đoàn kết". Đó không chỉ là sự đồng cảm của những bậc thiên tài mà còn là sự minh triết về cội nguồn, là tâm nguyện về sức mạnh và sự trường tồn của dân tộc. Sức mạnh Việt Nam vì thế, còn là sức mạnh của truyền thống trung nghĩa, nhân hòa, vị tha từ ngàn đời cha ông truyền lại.

Với niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội, chúng ta càng thấy trách nhiệm hơn với lời dạy của tiền nhân, nêu cao tinh thần hòa hợp, phát huy nguồn lực, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đạo lý nguồn cội, truyền thống đoàn kết luôn là nguồn lực vô tận cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn!.

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
26 tháng 7 2016 lúc 10:49
Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, hiếm có dân tộc nào trên hành tinh này mà người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Lễ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương.

Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia, để tưởng nhớ và tôn vinh công ơn dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân – Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt và là cha mẹ đẻ của Vua Hùng thứ nhất.

Lễ hội chính vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vào ngày này, cả nước hướng về Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tại nhiều địa phương khác trong cả nước cũng long trọng tổ chức Quốc Giỗ.

Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch, người người tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một thế lực ngoại xâm nào. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và yêu chuộng hòa bình thế giới.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận: “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”.

Bình luận (0)
Aries
26 tháng 7 2016 lúc 13:17
Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, hiếm có dân tộc nào trên hành tinh này mà người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Lễ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương.

Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia, để tưởng nhớ và tôn vinh công ơn dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân – Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt và là cha mẹ đẻ của Vua Hùng thứ nhất.

Lễ hội chính vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vào ngày này, cả nước hướng về Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tại nhiều địa phương khác trong cả nước cũng long trọng tổ chức Quốc Giỗ.

Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch, người người tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một thế lực ngoại xâm nào. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và yêu chuộng hòa bình thế giới.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận: “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”.

 
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Kim Giang
Xem chi tiết
Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Hạ Trần Lê Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Phương
Xem chi tiết
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Thơ
Xem chi tiết
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết