Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Thị Hương Giang

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh sau:

a, Tiếng suối trong như tiếng hát xa.​

​b, Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.​​​​​​​​​​​​​​​​​​​

Phương Thảo
30 tháng 12 2016 lúc 23:00

a) So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Linh Phương
31 tháng 12 2016 lúc 7:47

a,

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:15

a)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

b)

- Xét về mặt hình thức, so sánh tu từ thường công khai phô bày hai vế: vế so sánh và vế được so sánh. Mỗi vế như thế có thể bao gồm một hoặc vài đối tượng. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hoặc hành động. Hai vế so sánh này là khác loại nhưng có nét tương đồng nào đấy do sự liên tưởng, phát hiện của người dùng. Do đó, xét về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên so sánh tu từ là sự liên tưởng để tìm ra nét giống nhau giữa các đối tượng. Nếu nét tương đồng này được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh nổi. Nếu nét tương đồng ẩn đi không được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh chìm. Cấu trúc so sánh tu từ theo mô tip “Thân em như...” là cấu trúc so sánh nổi. Cấu trúc này bao gồm bốn yếu tố và được phân bố theo trật tự sau:



Các câu hỏi tương tự
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
YTB.Trí Never TĐ
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Tôi muốn hái sao
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết