Ôn tập toán 6

Nguyễn Thị Chi

Tìm số nguyên tố p để có:

a) p + 10 và p + 14 đều là số nguyên tố

b) p + 2; p + 6 và p + 8 đều là số nguyên tố

 

Nguyễn Trần An Thanh
8 tháng 6 2016 lúc 20:53

a, Nếu p = 3k (k \(\in\) N ) và p là số nguyên tố

=> k = 1 => p = 3

=> p + 10 = 3 + 10 = 13 (Thỏa mãn là số nguyên tố)

=> p + 14 = 3 + 14 = 17 (Thỏa mãn là số nguyên tố)

Nếu p = 3k + 1

=> p + 14 = 3k + 1 + 14 =3k + 15 = 3(k + 5)  chia hết cho 3 (loại)

Nếu p = 3k + 2 

=> p + 10 = 3k + 2 + 10 = 3k + 12 = 3(k + 4)  chia hết cho 3 (loại)

Vậy p = 3 thì p + 10 và p + 14 đều là số nguyên tố

b, Nếu p = 3k

=> p + 6 = 3k + 6 = 3(k + 2) chia hết cho 3 (loại)

Nếu p = 3k + 1

=> p + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 = 3(k +1) chia hết cho 3 ( loại )

Nếu p = 3k + 2

=> k = 1 => p = 5

=> p + 2 = 5 + 2 = 7 (TM)

=> p + 6 = 5 + 6 = 11 (TM)

=>  p + 8 = 5 + 8 = 13 (TM)

Vậy p = 5 thì p + 2; p + 6 và p + 8 đều là số nguyên tố

 

Bình luận (1)
nguyễn thanh dung
8 tháng 6 2016 lúc 20:42

A ) trước hết cần chú ý rằng mọi số tự nhiên đều viết được dưới 1 trong 3 dạng: 3k, 3k +1 hoặc 3k +2(với k là số tự nhiên) 
+) nếu p = 3k vì p là số nguyên tố nên k = 1 => p = 3 => p+10 = 13 là số nguyên tố; p+14 = 17 là số nguyên tố (1) 
+) nếu p = 3k +1 => p +14 = 3k+1+14 = 3k+15 = 3(k+5) chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số (loại vì không thỏa mẫn điều kiện đề bài) (2) 
+) Nếu p=3k+2 => p+10 = 3k+2+10 = 3k+12 = 3(k+4) chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số (loại vì không thỏa mẫn điều kiện đề bài) (3) 
từ (1), (2), (3) suy ra p=3 là giá trị cần tìm.

mK mới làm đc câu a thui !bạn thông cảm leuleu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Huyền
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thao
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thao
Xem chi tiết
Ngô Thu Hiền
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
Yến Nhi Lê Thị
Xem chi tiết
Yến Nhi Lê Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Cảnh Hào
Xem chi tiết