Tác giả đã dựng lên một tình huống rất độc đáo cùng với bút pháp trào lộng để nói lên hoàn cảnh tiếp đãi bạn. Muốn tiếp đãi bạn chu đáo, nồng nhiệt nhưng tất cả đều không có hoặc chưa thể sử dụng. Lúc đầu tác giả nghĩ đến trẻ đẻ sai bảo, chợ để mua đồ nhưng trẻ đi vắng, chợ thì xa nhà. Còn những thứ có sẵn thì vẫn còn đang tiềm ẩn. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh tất cả đều là một con số không tròn trính. Nhưng từ cái không có về vật chất ấy tác giả đã khẳng định được một cái có duy nhất, còn quý hơn mọi vật chất tầm thường, đó là tình bạn.
Gợi ý
- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình
+ Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.
+ Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)
- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.