Hướng dẫn soạn bài Một thứ quà của lúa non : cốm

Nguyễn Minh Hằng

Phân tích vb"1 thứ quà của lúa non"

Giúp mk ik!!!!!!!!!!!!!!

Thảo Phương
25 tháng 11 2019 lúc 17:46

1. Mở Bài

- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam - nhà văn nổi tiếng với những tập tùy bút và truyện ngắn thấm đẫm phong vị của hương đồng gió nội
- Giới thiệu tác phẩm "Một thứ quà của lúa non - Cốm" và cái hay cái đẹp của văn bản.

2. Thân Bài

- Cái hay về nội dung tác phẩm: Thạch Lam xem Cốm như là một món ăn mang đậm nét văn hóa của người Hà thành nói riêng và người Việt nói chung.
+ Sinh ra từ sự nuôi dưỡng của trời đất nhưng nhờ bàn tay chế biến của con người, Cốm mới trở thành thức quà đặc biệt thơm ngon.
+ Cốm lay động tâm hồn người thưởng thức không chỉ bởi màu sắc bắt mắt mà còn bởi hương thơm dìu dịu, mùi vị đặc trưng không thể trộn lẫn.
+ Phải thưởng thức Cốm bằng tất cả sự say mê, từ từ, từng chút một mới có thể cảm nhận được hết cái ngon của nó.
- Cái hay về nghệ thuật của tác phẩm:
+ Ngôn từ nhẹ nhàng tinh tế, câu văn như có chất thơ
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hài hòa, nhuần nhuyễn.
+ Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý.

3. Kết Bài

Nhấn mạnh cái hay cái đẹp của tác phẩm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
25 tháng 11 2019 lúc 17:53

Tham khảo:

Nhắc đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc tới Thạch Lam, một cây bút xuất sắc về thể loại truyện ngắn, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm vô cùng ý nghĩa và độc đáo, một trong số đó là “Một thứ quà của lúa non – cốm” tác phẩm thể hiện nét đẹp của dân tộc ta, thể hiện giá trị văn hóa qua một thứ quà quê hương bình dị, mộc mạc

Cái hay của tác phẩm thể hiện ngay ở cái cách mà ông xây dựng nên nó, ông sử dụng sở trường của mình đó là việc diễn tả những rung động thoáng qua, những cảm xúc mơ hồ, mỏng manh như một làn sương mờ huyền ảo. Ông ghi chép lại những sự kiện tiêu biểu mà không quên đi việc bộc lộ cảm xúc, đẩy cảm xúc vào trong từng câu từ, qua đó ông dùng chính nhận thức, cảm nhận của bản thân để đánh giá, nhận xét vấn đề mà ông cảm nhận, bên cạnh đó cái hay của ông đó chính là ông thể hiện cấu trúc một cách phóng khoáng, không bị ràng buộc mà vẫn thể hiện một tư tưởng chủ đề nhất định.

Xét về cái hay trong tác phẩm, có thể thấy rằng “Một thứ quà của lúa non – cốm” cho thấy được sự kết hợp một cách hài hóa của trời đất với bàn tay khéo léo của con người, cốm được tác giả thể hiện một cách rất tự nhiên từ những cảm nhận đầu tiên, hương thơm ngào ngạt của lá sen trong gió mùa hạ gợi nhắc đến hương vị của cốm, đối với tác giả mà nói thì mùi hương đó đã trở thành biểu tượng của cốm, chỉ cần theo làn gió nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ làm cho nỗi nhớ ùa về một cách bất chợt.

Sử dụng các tính từ miêu tả hương vị, cùng với cảm giác xuất hiện nhiều từ trong tác giả được sử dụng một cách chọn lọc những vẫn làm nổi bật lên nội dung cụ thể chính là cách mà tác giả thu hút người đọc. Không chỉ có thế “Cốm” còn là một thức dâng của trời đất, là một sản phẩm văn hóa độc đáo, việc sản xuất “Cốm” như một bí mật trân trọng, gìn giữ được truyền từ đời này sang đời khác đã tạo nên nét đặc biệt trong vẻ đẹp văn hóa của người Việt.

Bên cạnh đó “Cốm” và “Hồng” cũng là sự kết hợp hài hòa gắn bó từ hương vị cho đến màu sắc, một sự kết hợp hoàn hảo không có gì có thể hợp hơn, đồng thời qua đó tác giả thể rất rõ nét quan điểm của mình về nét đẹp văn hóa dân tộc, phê phán thói bắt chước một cách mù quáng từ nước ngoài mà quên đi giá trị mộc mạc của dân tộc, một cái nhìn đúng đắn, tiến bộ mà tác giả dành cho những con người có cái nhìn lệch lạc về vẻ đẹp của đất nước trong thời kì Âu hóa.

Cuối cùng vẻ đẹp của “Cốm” thể hiện trong cách thưởng thức, đối với tác giả việc thưởng thức không được vội vàng, phải “Ăn từng ít một, thong thả, ngẫm nghĩ”, thưởng thức cốm cũng như việc thưởng thức nét đẹp của một dân tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác, thưởng thức để cảm nhận sự tinh túy của trời đất, thưởng thức để thấy được sự khéo léo từ chính những đôi bàn tay mộc mạc của con người Việt Nam và thưởng thức để yêu hơn những nét đẹp giản dị mà thiên nhiên ban tặng cho chính chúng ta.

Một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đọng lại trong lòng mỗi người là nét đẹp của quê hương nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Một nét đẹp cần được gìn giữ, phát triển, lưu truyền cả ở hiện tại và trong tương lai.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Võ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
nguyen ngoc hue chi
Xem chi tiết
Nhi Thân Thiện
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Trâm Hà Thị Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết