Tiếng Việt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Ngọc

phân tích mạch cảm xúc của bài thơ viếng lăng bác, sang thu

Monkey D. Luffy
1 tháng 5 2018 lúc 19:49

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.

Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự khi vào lăng viếng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót pha lẫn niềm tự hào.

Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre quanh lăng gợi hình ảnh của quê hương, đất nước.

Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời,vầng trăng, trời xanh.

Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ.


Ami Ngọc
2 tháng 5 2018 lúc 21:49

khổ 1.cảm xúc trên đường vào lăng
+như cảm xúc của người con xa quê lâu ngày ms có dịp về thăm cha thì cha già đã mất. bạn nên chú ý các từ ngữ xưng hô trong đoạn
+chuyển sang niềm thành kính thieeng liêng khi nhìn thây hình ảnh hang tre( chú ý hình anh la ẩn dụ tượng trưng)
khổ 2 cảm xúc ở trong lăng
khổ 3 cảm xúc xót xa đau đớn khi phải thừa nhận sự thật bác k kn nữa
khổ 4 ước nguyện hóa thân và cảm xúc bâng khuâng khi dời xa bác

Lâm Tâm Như
31 tháng 5 2018 lúc 21:20

Khổ thơ thứ nhất: nói về niềm xúc động bồi hồi của người con miền Nam sau bao nhiêu năm mong nhớ giờ được ra thăm Bác.

Khổ thơ thứ 2: cảm xúc của tác giả khi đứng trước dòng người vào lăng viếng Bác

khổ thơ thứ 3:diễn tả cảm xúc nghen ngào của tác giả khi vào thăm Bác

Khổ thơ thứ 4 :diễn tả cảm xúc lưu luyến không nỡ rời xa Bác của tác giả

__HeNry__
1 tháng 5 2018 lúc 19:59
Bài thơ "Viếng lăng Bác" sáng tác năm 1976 trong lần viếng lăng của nhà thơ Viễn Phương đã ghi lại tiếng lòng kính yêu, thương xót của nhà thơ với Bác.

Mạch cảm xúc của bài thơ trôi chảy theo dòng thời gian, khi đứng trước lăng, vào trong lăng, khi ra ngoài lăng và khi rời xa lăng. Mạch cảm xúc đó được diễn đạt tướng ứng với bốn khổ thơ.

Mở đầu bài thơ là lời của đưa con từ miền Nam ra Bắc để thăm lăng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

Tác giả xưng "con" một cách gần gũi, thân tình, mộc mạc mà giản dị đúng như bản chât con người Nam Bộ. Với một chuyến đi dài đấy những mệt nhọc nhưng khi đứng trước lăng Bác thì tình cảm kính yêu lại dào dạt lên trong lòng nhà thơ.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

"Đã thấy" gợi nên một cái nhìn một hành động tưởng chừng như đã biết trước. Cái hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam: "hàng tre xanh xanh" đang lấp ló trong làn sương mờ ảo. Tính từ "bát ngát" như choáng ngợp cái nhìn của Viễn Phương. Ông thốt lên:

"Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Từ láy tính từ "xanh xanh" đã gợi nên một màn mắc non của hàng tre bao trùm tất cả. Bài màu quen thuộc như dân Việt Nam, hàng tre "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" hình ẩn dụ "hàng tre" chính là biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, sự kiên cường, bất khuất không gục ngã trước mọi thứ khó khăn thử thách của cả dân tộc Việt Nam.

Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực, ẩn dụ, sóng đôi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

"Mặt trời" ở câu đầu là hình ảnh mặt trời thực ơ mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng, là nguồn sáng đối với vạn vật. "Mặt trời" thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác là mặt trời cách mạng, soi đường chỉ lối, dẫn dắt dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp người lầm than, mở ra một tương lai tươi sáng.
Bác như nguồn sáng rực rỡ không bao giờ tắt trong lòng mỗi người dân đất Việt. Bác được so sánh với mặt trời là thiên thể vĩ đại của vũ trụ, tạo nên sự vĩ đại, ấm áp, tỏa sáng từ trái tim yêu nước thương dân của Bác. Đó cũng là lòng thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực: đoàn người vào lăng thăm Bác trong mỗi xúc động, bùi ngùi, tiếc thương vô hạn.

Dòng người đó được tác giả liên tưởng để "tràng hoa" cũng là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Cuộc đời của họ cũng như bông hoa nở dưới ánh sáng mặt trời rực rõ. "Bảy mươi chín mùa xuân" là cách nói hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng. con người bảy mwoi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời như mùa xuân góp vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bằng điệp từ "ngày ngày" tác giả đã diễn đạt sự đều đặn của biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ, lần lượt vào lăng viếng Bác.

Khi đứng trước linh cữu Người, miềm biết ơn thành kính đã chuyển sang xúc động, nghẹn ngào.

Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản trong ánh sáng dịu hiền. Cả cuộc đời Bác lúc nào cũng lo nghĩ cho đất nước có bao giờ yên. Bác ngủ yên giữa đây, khi miền Nam được giải phóng, Bác mới có thể yên lòng, thanh thản nghỉ ngơi. Hai câu thơ sử dụng cách nói giảm nói tránh để thể hiện sự xúc động, dâng trào của nhà thơ Viễn Phương.

Nhưng mặc dù biết Bác vẫn sáng mãi trong lòng của dân tộc, nhà thơ vẫn phải chấp nhận một cái sự thật là bác đã ra đi mãi mãi.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

"Trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự vĩnh hằng, cũng như Bác vậy luôn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân, người con yêu nước.

Thế nhưng tác giả vẫn đau xót "nghe nhói ở trong tim" đó là tấm lòng xót thương đến quặn lòng của nhà thơ đứng trước linh cữu Bác.
Đoạn cuối là ước nguyện của nhà thơ trước khi phải rời xa lăng Bác.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam, rời xa lăng Bắc, tạm biệt miền Bắc nhà thơ không khỏi bùi ngùi, xúc động, tiếc thương "thương trào nước mắt".

Điệp từ "muốn làm" thể hiện cái ước nguyện nho nhỏ của nhà thơ: chỉ muốn làm con chim để ngày ngày hót ca cho giấc ngủ của Bác, muốn làm một đóa hoa để tỏa hương thơm ngát, muốn làm một cây tre trung hiếu để đứng canh giấc ngủ nghìn thu của Bác.

Mạch của xúc của bài thwo rất ổn định, tự nhiên cùng nhịp điệu sâu lắng, hài hòa đã tạo nên sự thành công của bài thơ.

Cảm xúc của nhà thơ cũng là cảm xúc của người con đất Việt dành cho Bác với sự tôm kính, yêu thương, đau xót khi vào thăm lăng, đứng trước linh cữu của Người.

Với chúng ta Bác sẽ luôn tồn tại trong trái tim, mãi là nguồn sáng vĩnh cửu soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam "bước tới đài vinh quàn để sánh vai với các cường quốc năm châu"

Lâm Tâm Như
31 tháng 5 2018 lúc 21:15

diễn biến theo trình tự thời gian của cuộc hành trình vào lăng viếng bác và trở về


Các câu hỏi tương tự
Đức Lê
Xem chi tiết
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Phúc Thịnh
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Hường Dương
Xem chi tiết
Monkey.D.luffy
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết