Tập làm văn lớp 8

Anh Tuấn Hồ Sĩ

Phân tích khổ thơ thứ tư trong bài ''Ông Đồ" của Vũ Đình Liên.hihi

Nguyễn T.Kiều Linh
10 tháng 1 2017 lúc 21:57

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi, Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ "đắt khách" nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng ỉến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.


Bình luận (12)
Huy Giang Pham Huy
10 tháng 1 2017 lúc 23:10

Hai khổ thơ cuối nhẹ nhàng nhưng lại chất chứa nỗi xót xa cho con người đầy tài năng, một thời gian dài đã đem lại văn hóa, ghi dấu ấn của văn hóa bằng chữ viết, là niềm vui của mọi người khi có được nét chữ của ông vào ngày Tết. Nhưng bây giờ con người ấy lại thầm lặng vô cùng: “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”. “Vẫn” là một từ dùng để chỉ sự lặp lại không thay đổi, một con người gắn bó với nền văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa, nhưng hiện tại ông đang bị đẩy đến sự cô đơn “không ai hay”, con người đã hờ hững thực sự. đã không còn để tâm đến người từng mang lại cho họ những trầm trồ, ngợi ca, sự thán phục nữa. Ý thích của con người thực sự đã thay đổi theo thời cuộc. Con người mới không còn quyến luyến chữ nghĩa kia. Ông đồ thực sự đã rơi vào tình cảnh của một nghệ sĩ không còn duyên với công chúng, giống như một cô gái đẹp không còn duyên nữa: Còn duyên kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình”.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 1 2017 lúc 17:23

Vũ Đình Liên là một nhà thơ cũ trong phong trào thơ Mới, ông là một nhà thơ khá đặc biệt, người ta thường tìm thấy bút pháp của một nhà thơ, nhà văn qua các tác phẩm thì với ông chỉ có một tác phẩm để đời. “ Ông đồ” là sự xuất hiện không trở lại của một thơ trên thi đàn, và đây là những hình ảnh không hề lặp lại trong văn học:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Bài thơ “Ông đồ” sáng tác năm 1936, đăng trên báo Tinh hoa. Tác giả Anh Ngọc trong bài viết “Hồn thơ thế kỷ” có nhận định: ấn tượng đầu tiên là bài thơ hoàn toàn mang dáng vẻ tự nhiên, không một dấu vết sắp xếp, bày đặt. Nó giống như một bức tranh, một đoạn phim ghi nhanh mà tác giả bất ngờ chớp được trên đường phố”. Bài thơ cũng như đang kể một câu chuyện về văn hóa xuất hiện rồi mất đi khi lòng yêu mến của con người thay đổi. Văn hóa phụ thuộc vào thị hiếu, khi nó không còn phù hợp thì sẽ bị đoà thải dần dần rồi cuối cùng chỉ còn lại chút kí ức, hay được ghi lại bởi trái tim nghệ sĩ như Vũ Đình Liên. Nếu như phần đầu bài thơ là sự phấn khởi, vui vẻ khi thấy: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”, để rồi không khí tấp nập hiện lên trên trang giấy của nhà thơ: “Bao nhiêu người thuê viết/ tấm tắc ngợi khen tài”. Một cao trào kết thúc bằng tâm thế trùng xuống hay lòng yêu văn hóa viết chữ Nho không còn: “giấy đỏ buồn không thấm/ Mực đọng trong nghiên sầu”. Nhà thơ đã dành những tình cảm xuất phát từ chính trái tim ông để tiếc thương cho một kiếp người, một thời đại, một nền văn hóa đã in dấu mấy nghìn năm đang chết từ từ rồi đến lúc không cứu vãn được nữa.

Hai khổ thơ cuối nhẹ nhàng nhưng lại chất chứa nỗi xót xa cho con người đầy tài năng, một thời gian dài đã đem lại văn hóa, ghi dấu ấn của văn hóa bằng chữ viết, là niềm vui của mọi người khi có được nét chữ của ông vào ngày Tết. Nhưng bây giờ con người ấy lại thầm lặng vô cùng: “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”. “Vẫn” là một từ dùng để chỉ sự lặp lại không thay đổi, một con người gắn bó với nền văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa, nhưng hiện tại ông đang bị đẩy đến sự cô đơn “không ai hay”, con người đã hờ hững thực sự. đã không còn để tâm đến người từng mang lại cho họ những trầm trồ, ngợi ca, sự thán phục nữa. Ý thích của con người thực sự đã thay đổi theo thời cuộc. Con người mới không còn quyến luyến chữ nghĩa kia. Ông đồ thực sự đã rơi vào tình cảnh của một nghệ sĩ không còn duyên với công chúng, giống như một cô gái đẹp không còn duyên nữa: Còn duyên kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình”.

Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài đường mưa bụi bay” là những hình ảnh cuối cùng vương vấn cho nghề viết chữ của ông đồ, giấy, mực hiện tại không còn chút liên hệ nào với nhau, tất cả đang im lìm, mặc kệ sự đưa đẩy của không gian, thời cuộc, mặc kệ sự cô đơn, lạnh lẽo nơi ông đồ. “Mưa bụi bay” giống như hình ảnh của một con người đang cố bám lấy xã hội hiện đại nhưng rơi vào mỏng manh, chới với.

Khổ cuối bài thơ là sự lặp lại hình ảnh: ông đồ và hoa đào, nhưng hình ảnh ông đồ đã mở rộng theo không gian và trở nên khó nắm bắt:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Đến nay đào lại nở như quy luật tàn lụi của nó, nhưng khác với đào nở vào Tết năm xưa, không còn ông đồ nào làm nên cái dáng vẻ ngày xuân ấy nữa, sự cô đơn đến thê thảm của ông cũng không hề xuất hiện, sự đào thải của con người đã vô tình đào thải một con người, một thời đại, một nền văn hóa. Từ “Không thấy” xuất hiện nhẹ nhàng nhưng lại mang sức nặng của sự mất mát. Con người ấy không xuất hiện đồng thời những vẻ đẹp văn hóa mà ông mang lại đã hoàn toàn bị mất đi. Tất cả chỉ còn lại bằng một câu hỏi xuất phát từ chính nỗi cảm, nỗi tiếc, nỗi xót xa, từ đáy lòng của một nghệ sĩ đã theo dõi sự đổi thay ấy: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? Câu hỏi biểu hiện sự níu kéo, chỉ có thị hiếu mới có thể níu kéo lại được văn hóa đẹp đẽ ấy, nhưng không tìm ra được sự trân trọng của họ trong thời điểm hiện tại, đồng thời tác giả cũng rơi vào trạng thái cô đơn, cô đơn trong nuối tiếc, cô đơn trong việc tìm lại văn hóa xưa…

Bài thơ kết thúc trong câu hỏi, trong sự hoài nghi, sự dằn vặt nơi tác giả. Tính chất đa thanh trong hai khổ cuối khiến lời thơ dứt nhưng dư ba của nó còn ngập tràn. Ông đồ cũng như văn hóa mà ông mang lại thực sự đã không còn nhưng Vũ Đình Liên là người ghi lại thời điểm ấy. Ông đồ viết lên trang giấy nét tinh hoa thì Vũ Đình Liên viết lên trang giấy những tình cảm của một nghệ sĩ về một nền văn hóa lụi tàn để nhắc nhở người ta nhớ đến, và phải chăng, đó cũng là một sự níu kéo cho một nền văn hóa?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Gaming Aura
Xem chi tiết
Phan Thành Trung
Xem chi tiết
Lê Hải Đăng
Xem chi tiết
Anh Tuấn Hồ Sĩ
Xem chi tiết
Phạm Bảo Tiến
Xem chi tiết
Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Tử Thao
Xem chi tiết
Tien Pham
Xem chi tiết
Y
Xem chi tiết