Tập làm văn lớp 8

Phạm Bảo Tiến

Lập dàn ý thuyết minh về khổ thơ đầu của bài ông đồ

Nguyễn Thị Hồng Nhung
20 tháng 7 2017 lúc 14:49

Lập dàn ý cho đề bài sau:
Thơ của Vũ Đình Liên thường mang nặng tình thương người và nỗi niềm hoài cổ
Qua bài thơ Ông Đồ,hãy làm rõ ý kiến trên
Dàn Ý:
(*)MB:
+Giới thiệu Vũ Đình Liên và bài thơ nổi tiếng của ông " Ông Đồ".
+ Nêu bật được chi tiết bài thơ mang nặng tình thương người và nõi niềm hoài cổ.
(*)TB:
Tình thương người và nỗi niềm hoài cổ . Có thể phân tích song song hoặc bổ 2 vấn đề đó ra nhưng theo mình là nên phân tích song song sẽ dễ hơn
(*)(*)(*) Hình ảnh Ông đồ trong hoài niệm của tác giả, hoài niệm về một thời huy hoàng
Phân tích qua 2 khổi đầu lưu ý nên làm ngắn gọn, súc tích không lan man. Cho người đọc thấy hình ảnh vàng son của ông Đồ trong quá khứ có thể phân tích của chi tiết sau
+"Mỗi năm".. Khi hoa đào nở , tết đến xuân về ông Đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ là một nét văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Nó tượng trưng cho cái cổ kính. Ông đồ mang lại hạnh phúc cho mọi nhà
+Ông đồ được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ. Khách hàng tìm đến rất đông " Bao nhiêu"
\Rightarrow Trân trọng và khâm phục với hình ảnh ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với 1 đất nước có nền văn hóa lâu đời.
(*)(*)(*)tình thương người và niềm hoài cổ
+2 khổ trước: người trước cảnh sau. 2 khổ sau: cảnh trước người sau\Rightarrow Sự đối lập của thời thế
+Phân tích sự đối lập xót xa
_Bao nhiêu người thuê viết-ông đồ ngồi đó không ai hay
_Hoa tay thảo những nét-giấy đỏ buồn,sầu
_Bày mực tàu giấy đỏ...người qua-lá vàng rơi...bụi bay
......
\Rightarrow bộc lộ lòng thương cảm của tác giả trước hình ảnh ông đồ chỉ còn là tia nắng nhỏ nhoi giữa buổi chiều tà
+ Khổ 4:
_đặt cái tĩnh đối lập với cái động
qua đường không ai hay-ông đồ vẫn ngời đấy\Rightarrow phân tích
...
lá vàng - mưa bụi , lá vàng vào mùa xuân khi cả đất trời đang sinh sôi nảy nở\Rightarrow chi tiết đắt đây...phân tích
+ khổ 5:
đào lại nở: vòng tuần hoàn thời gian
tứ thơ cảnh cũ .. người đâu
tiếc thương , hoài niệm về 1 thời dĩ vãng
KB: Suy nghĩ về hình ảnh ông Đồ và quá khứ vàng son của một thời dĩ vãng
lưu ý: khi viết bài đừng đi lan man chỉ tập trung chủ yếu vào tình thương người và sự hoài niệm quá khứ thôi nhé

Đạt Trần
20 tháng 7 2017 lúc 15:03

I. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xã hội Việt Nam cái thời tàn của nho học.
- Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên – nhà thơ của lòng nhân đạo ân tình, thủy chung.
- Giới thiệu bài Ông đồ một tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
- Bài thơ đã để lại trong lòng người bao cảm xúc!

II. Thân bài

1. Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vỏn vẻn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải đài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

2. Ông đồ – thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở – lúc xuân về – Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phô" để viết câu đối thuê:

Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua.

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn thây thích đôi câu đôi đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại:

Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay.

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đòn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

3. Ong đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần…

Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa – Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.


- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắm” và “mực đọng trong nghiên sầu” càng làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc:

Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt – Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi” của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nao khó tả.

4. Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi:

Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phủ phàng ấy nữa… Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi:

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa — Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sông tinh thần – giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt trước những thay đổi của cuộc sông. Bài thơ với thể ngũ ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đà gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hộ đã qua.

III. Kết bài

Ông đồ là một tác phẩm thành công xuất sắc của Vũ Đình Liên. Qua bài thơ lác íĩiả đã làm sông dậy trong lòng người một niềm thương cảm luyến tiếc không nguôi.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên một con người đa sầu đa cảm dễ xúc động lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Bn chỉ cần Tham khảo là đc nhé!!


Các câu hỏi tương tự
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Po Nguyen
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Kim Hương
Xem chi tiết
Trang Candytran
Xem chi tiết
Kiên Đặng
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
nguyen le van anh
Xem chi tiết
Lê Hải Đăng
Xem chi tiết