Ôn thi vào 10

phân tích khổ thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải 
     Một mùa xuân nho nhỏ 
     Lặng lẽ dâng cho đời
     Dù là tuổi hai mươi
     Dù là khi tóc bạc 
                     

minh nguyet
18 tháng 3 2021 lúc 21:12

Tham khảo:

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ năm của bài thơ:



Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

 

 

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, khổ thơ năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

 

Bình luận (0)
Chà Chanh
18 tháng 3 2021 lúc 21:27

Trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã thể hiện những khát vọng cống hiến bất chấp thời gian của mình và điều ấy được thể hiện rõ qua khổ thơ:

     '' Một mùa xuân nho nhỏ

       Lặng lẽ dâng cho đời

       Dù là tuôi hai mươi

       Dù là khi tóc bạc"

Ở những khổ trên tác giả đã thể hiện ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng nhưng lại được tác giả âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời". Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là một cách nói khiêm tốn, chân thành và là cách sống đẹp. Thanh Hải đã thể hiện sự cống hiến lặng lẽ, thầm lặng làm nên vẻ đẹp cuộc đời; cũng như nếu không có những mùa xuân nhỏ thì sẽ không có mùa xuân lớn của cuộc đời. Những ước nguyện của ông không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục bất chấp thời gian để cống hiến:

     "Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc"

Bằng cách sử dụng điệp ngữ "dù là" đã khiến cho âm điệu của câu thơ thêm tha thiết và sâu lắng hơn. Sự cống hiến cho cuộc đời của tác giả là bất chấp thời gian dù "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" và ngay cả trong giây phút cuối đời, những khát vọng hòa nhập vào cuộc sống càng đáng trân trọng hơn. Qua đây, nhà thơ đã thể hiện được ước nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưung rất khiêm nhường bất chấp thời gian, tuổi tác, nghịch cảnh và rất đáng được trân trọng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quyên Teo
Xem chi tiết
Trọng Khang
Xem chi tiết
Nguyen Tuan Anh
Xem chi tiết
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Thao Tran
Xem chi tiết
Meo.Q Meo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết