Văn bản ngữ văn 9

Ng Ha Van

Phân tích đoạn thơ sau:

" Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm. "

( " Cảnh ngày xuân " - Nguyễn Du )

minh nguyet
11 tháng 2 2020 lúc 8:02

Tham khảo:

Trong nền văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du xuất hiện như một khúc ca đầy thương xót về thân phận đầy oan khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện qua quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều. Tuy nhiên, trước khi đặt bước chân vào quãng đời tủi nhục, truân chuyên đó, nàng từng được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình. Trích đoạn "Cảnh ngày xuân" nằm ở phần đầu "Truyện Kiều" miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh minh là minh chứng tiêu biểu cho điều này.

Thiên nhiên vốn là mảnh đất quen thuộc mà những người nghệ sĩ có thể tập trung bút lực để khai phá và mỗi một nhà thơ lại có những cách miêu tả riêng. Đối với Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân được miêu tả gắn bó với không gian lễ hội. Trước hết, tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sinh động:

"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"

Tiết trời lúc này đã vào tháng ba, những cánh én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh tả thực gợi lên khung cảnh quen thuộc mang đặc trưng của mùa xuân mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trôi chảy ngừng nghỉ của thời gian: "Thời gian thấm thoắt thoi đưa". Thời gian cứ thế bước đi âm thầm nhưng vội vã, thoáng chốc đã đến tháng ba của mùa xuân - khi mà những ánh "thiều quang" - những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp đua nhau chiếu rọi lên cảnh vật. Trong khung cảnh đó, hai gam màu xanh và trắng xuất hiện:

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Không gian mênh mông tràn đầy sức sống và sắc xuân đã được gợi tả thành công qua màu sắc xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn vận dụng khéo léo và tài tình bút pháp chấm phá khi điểm xuyết sắc trắng một vài bông hoa lê, sắc xanh và trắng hòa phối với nhau làm cho bức tranh thiên thêm thanh khiết và nhẹ nhàng. Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã phác họa thành công "cảnh ngày xuân" tràn trề sức sống nhưng vẫn trang nhã, tinh khôi và trong trẻo say đắm lòng người.

Ở tám câu thơ tiếp theo của trích đoạn, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trước hết, những nét sơ lược về ngày lễ đã được phác họa thông qua thời điểm: "trong tiết tháng ba" với hai phần chính "Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Và rồi không khí lễ hội mang đậm giá trị truyền thống hiện lên với sự sinh động và đông vui, tấp nập:

"Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm"

Không gian lễ hội có sự tham gia của "yến anh", "chị em", "tài tử", "giai nhân" cùng những hoạt động phong phú, đa dạng như "sắm sửa", "dập dìu" đã làm nổi bật sự náo nhiệt cùng tâm trạng náo nức của con người. Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ trong sự phối kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn. Đó là biện pháp ẩn dụ qua "nô nức yến anh" - hình ảnh gợi lên từng đoàn người, hay từng cặp uyên ương sánh bước bên nhau. Đó là phép so sánh "Ngựa xe như nước áo quần như nêm" để miêu tả dòng người đi trẩy hội tấp nập và đông vui.

Như vậy, thông qua trích đoạn "Cảnh ngày xuân", tác giả Nguyễn Du đã miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn trề sức sống cũng như không gian lễ hội tấp nập, đông vui mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được tạo nên bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bút pháp quen thuộc mang đặc trưng của nền văn học trung đại như bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình,....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SukhoiSu-35
10 tháng 2 2020 lúc 21:25

ta từng đọc được câu :
"buồn trông phong cảnh quê người
đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa "diễn tả một buổi đầu thu man mác ,cô đơn của người đi kẻ ở .hay:
"đêm thu một khắc một chầy
bâng khuâng như tỉnh như say 1 mình"để nói về một mùa thu bâng khuâng ,xót xa,thao thức khi về trú phường với mã giám sinh .rồi :
"long lanh đáy nước in trời
thành xây khói biếc non phơi bóng vàng "kể về 1 mùa thu tươi sáng,rạo rực ,nhẹ nhõm về 1 cái gì đó nhưng vẫn còn bùi ngùi ,vướng bíu trong tâm tư trên đường trở lại với người yêu sau 15 năm xa cách .đó chính là thiên tài tả cảnh của nguyễn du .và chúng ta chợt nhớ tới bài "cảnh ngày xuân "cũng có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên cũng vô cùng đặc sắc .đoạn trích "CNX" chính là 1 bức tranh xuân đẹo ,đó chính là bối cảnh của cuộc gặp gỡ kim-kiều .
"CNX"là bức tranh mùa xuân trong trẻo,khoáng đãng.hai câu thơ đầu gợi tả đc thời gian và ko gian cảnh vật của mùa xuân.trong tiết trời thanh minh rực rỡ ánh sáng và sắc màu ,thì từng đàn én -sứ giả của mùa xuân ,chao đi chao lại như nhũng con thoi đang dệt cửi. "con én đứa thoi "chính là 1 hình ảnh ẩn dụ miêu tả khung cảnh rộn ràng ,sôi động của mùa xuân ,thấm thoắt cũng sang tháng 3 với bầu trời đầy ánh nắng khiến cho con người có cảm giác nuối tiếc những gì đã qua đi .tác giả đã khéo léo trong việc chọn cảnh ngày cuối mùa xuân nên ta sẽ ko còn bắt gặp những ngày mưa phùn giá rét ,bầu trời u ám.mà thay vào đó là 1 bầu trời cuối xuân trong trẻo ,tràn đầy ánh sáng với thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời .nổi bật trên thảm cỏ xanh mướt ,đầy sức sống ấy chính là vẻ đẹp trong trắng thanh khiết của 1 vài bông hoa lê .nghệ thuật đảo ngữ "trắng đm 1 vài bông hoa " đã tạo cho sắc trắng của hoa lê trở thành điểm nhấn nổi bật trên nền cỏ xanh non.đó là 1 bức tranh sống động :có hình ảnh của cánh chim bay ,cỏ non xanh,bông hoa lê trắng ;vừa khoáng đãng:bầu trời cao ,mặt đất rộng;lại thanh khiết :màu hoa trắng điểm ;và hài hòa về màu sắc :màu vàng của nắng,màu xanh của cỏ,màu trắng của hoa lê.qua đó đã cho ta thấy đc cái tài của nguyễn du là vừa tả khung cảnh mùa xuân lại vừa tả đc thời gian mùa xuân chỉ qua 2 câu thơ đầu tiên .ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình làm sống dậy trước mắt người đọc chúng ta màu sắc ,đường nét lẫn cái hồn của cảnh.trong câu thơ :"cành lê...hoa"thì chữ "điểm "làm cho hoa cỏ vô tri,vô giác trở nên sống động có hồn.tóm lại chỉ qua 4 câu thơ đã lm hiện lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về khung cảnh mùa xuân với những từ ngữ gợi hình ,gợi tả,bút pháp mtả tnhiên theo trình tự thời gian và ko gian đến điêu luyện của NDu.
tiếp đến là 8 câu thơ thì NDu đã gợi tả đc khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.có 2 hđ đi liền với nhau đó là lễ tảo mộ và hội đạp thanh.các hđ xảy ra trong lễ hội tảo mộ là người thân sẽ đi viếng mộ,quét tước,sửa sang phần mộ cho người thân của mk đã khuất.và hội đạp thanh là người đi du xuân sẽ đi chơi xuân ở chốn đồng quê .trong đoạn thơ NDu đã sử dụng rất tài tình hàng loạt các danh từ :"yến anh,cj em,tài tử,giai nhân "đã gợi tả đc cảnh đông vui ,nhiều người đi trẩy hội .các động từ như :"sắm sửa ,dập dìu" gợi tả đc sự rộn ràng náo nhiệt của cảnh mùa xuân.các tính từ như :"gần xa,nô nức "đã lm rõ đc tâm trạng vui tươi của người đi trẩy hội.hình ảnh ẩn dụ:"yến anh " đã lm nổi bật đc ko khí hội xuân nhộn nhịp ,dập dìu nam thanh nữ tú cx đi vui hội xuân :"thanh minh trong ....đạp thanh".hình ảnh ẩn dụ "nô nức yến anh "đã mtả đc cảnh nam thanh nữ tú như chim yến ,chim oanh ríu rít đông vui ,đã khắc họa đc rõ nét ko khí ồn ào tấp nập ,vui vẻ của ngày hội.trong lễ hội dòng người ,ngực xe nườm nượp đổ về các nghĩa trang đông đúa chật như nêm :"ngựa xe...nêm".trong đoạn thơ này ,NDu đã khắc họa đc truyền thống lễ hội văn hóa xa xưa của người việt thông qua buổi du xuân của cj em TK.trong tiết thanh minh,người ta sắm sửa lễ vật đi thăm viếng ,sửa sang mộ cho người thân và sự hội đạp thanh.vào ngày này ,người ta thường rắc những thoi vàng vó ,tiền giấy,hàng mã để tưởng nhớ người thân đã khuất :"thoi vàng...bay ".qua đó,tác giả đã tả đc phần nào cái cuộc sống tâm linh và mong muốn người đã khuất đc sống ấm no hp của người việt ta.
sau lễ hội thì 2 cj em TK"dan...về ".lúc này ,cảnh vật vẫn mang đạm cái thanh ,cái dịu ,trong trẻo của mxuaan rất êm dịu"nắng nhạt,khe nc nhỏ uốn quanh với chiếc cầu nhỏ bắc ngang ở cuối ghềnh.mọi cử động thì rất nhẹ nhàng ,mặt trời thì từ từ ngả bóng về tây :"tà ...tây ",bước chân người thơ thẩn dòng nc uốn quanh...một bức tranh thật đẹp ,thật thanh khiết .cảnh đó đã có sự thay đổi cả về ko gian lẫn cả thời gian .ko còn tràn ngập ánh sáng như trc nữa mà trời đã ngả bóng"tà tà" ,cx ko còn cái cảnh đông vui ,náo nhiệt của lễ hội .mà tất cả như lắng xuống nhạt dần ,nhạt dần.cảnh đc cảm nhận qua tâm trạng .chỉ 1 từ "nao nao "cx đã diễn tả đc cái buồn của cảnh vật lúc chiều tà và cái tâm trạng bâng khuân,luyến tiếc ngày vui đã tàn của con người, nó nhuốm màu tâm trạng lên trên cảnh vật.những từ láy:"tà tà ,thanh thanh,nao nao"ko chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người .hai chữ "thơ thẩn "có sức gợi lớn ,chị em ra về với sự bần thần ,nuối tiếc ,lặng buồn."dan tay "tưởng chừng là vui nhưng thực ra là 1 sự chia sẻ cái buồn ko thể nói hết .cảm giác bâng khuâng ,xao xuyến về 1 ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của 1 tâm hồn thiếu nữ thiết tha với niềm vui cuộc sông ,nhạy cảm,sâu lắng .
đoạn trích "CNX"có kết cấu hợp lí ,ngôn ngữ tạo hình và sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tả và bút pháp gợi để góp phần lm nên thành công cho đoạn trích .thật khó khăn để có thể thay thể đc từ ngữ NDu đã dùng mà ko lm giảm đi giá trị của câu thơ :lấy cảnh xuân tươi đẹp ,trong sáng nhưng lại ẩn chứa mầm mống đau thương làm bối cảnh để kim -kiều gặp gỡ, NDu dự báo số phận của 2 người sẽ ko trọn vẹn ,đời kiều sau này sẽ gặp nhiều bất hạnh.điều đó đã cho ta thấy đc chỉ qua 18 câu thơ lục bát mà NDu đã diễn tả tuyeejtt diệu đến chừng nào ,khiến ta sẽ ko khỏi ngưỡng mộ ,khâm phục ngòi bút tài hoa ,kì diệu của đại thi hào dân tộc NDu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết