Tham khảo !
Bài thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú. Niêm luật đầy đủ, đối ý, đôi thanh chặt chẽ và cân đôi. Nhưng ngay từ câu đầu, bằng lời lẽ tự nhiên, nhà thơ bộc lộ tâm sự trong lời than thở “buồn lắm”! Nhưng phải đọc cả hai câu đầu mới thấy cái buồn của nhà thơ là vì lẽ gì? Than thở với ai? Và ở thời điểm nào?
Ta hãy đọc câu 1 và 2:
Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!
Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.
Tiếp đến câu 3 và 4 vẫn là nỗi niềm tâm sự, nhưng nói rõ nguyện vọng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Đây là lời ướm hỏi “có ai” trên ấy hay chưa, rồi mới xin bám vào cây đa để lên chơi!
Câu 4 và 5: Ta thây thi sĩ đi từng bước, lúc đầu chỉ xin lên chơi với ý nghĩa: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng cùng mây thể mới vui.
Có nghĩa là trong cảm tưởng, nhà thơ hình dung thấy “chị Hằng” cũng đang cần có nguồn vui, cần “có bầu có bạn”!
Câu 7 và 8: Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:
Rồi cứ mỗi năm rằm thúng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!
Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muốn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xâu (nói dôi như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muôn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô “chị, em” cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muôn kết thành “bầu, bạn”. Thật là khó hiểu hai chữ “bầu bạn”! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muôn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám “tựa nhau” trông xuống thế gian mà cười! “Tựa nhau” quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thân mật (nếu không muốn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiêng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.
Cái ngông của Tản Đà phải chăng xuất phát từ ý thức về tài năng của mình. Chả thế trong bài Tự trào ông đã viết:
Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng Núi Tản sông Đù ai hun đúc Bút thánh câu thần sâm vãi vung…
Nếu mấy câu thơ trên mới chỉ là khoe tài, thì hai câu dưới đây ông tự nhận là ngông:
… Bài ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông…
Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn”, nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng… Đó cũng là yếu tô" tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.
Thơ văn Tản Đà là cái gạch nôi giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật trên thi đàn hợp pháp hồi đầu thế kỉ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội rút ra từ lập thơ Giấc mộng con in năm 1926. Tuy mới chỉ là thể hiện của một khát vọng lãng mạn đầu tiên, nhưng đây là một hồn thơ phóng khoáng, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới như ông Hoài Thanh đã nhận định.
Cái hay của bài thơ là sức tưởng tượng dồi dào, táo bạo vừa phóng túng nhưng lại rất duyên dáng, tế nhị.
Bài thơ có sức hấp dẫn do lời thơ tự nhiên, giản dị, có nhiều hình ảnh bắt nguồn từ trong các tác phẩm dân gian hoặc các điển tích thông dụng, đo tình thơ buồn chán mà chân thành.
Hai câu đề đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đời:
Đêm thu buồn lắm chị Hăng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Đã “buồn’’, đã “chán”, lại gặp cảnh “đêm thu”, tâm trạng ấy dường như nhân lên gắp bội. Nhà thơ buồn chán vì chí hướng của mình không thực hiện được hay vì cuộc đời nghèo khổ, túng quẫn. Câu thơ cứ buồn trĩu xuống bằng những thanh bằng liên tiếp. Nhà thơ không chỉ chán một cảnh đời đang sống mà chán cả trần thế. Có lẽ vì thế mới nảy sinh cái ý “muốn làm thằng Cuội” muôn bỏ quách trần gian để lên ở trên cung quế với chị Hằng.
Tản Đà chán đời nhưng vẫn không quên đời. Lên với chị Hằng, ông vẫn tìm cách hướng về đời.
Rồi cứ mỗi năm rầm tháng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là cái cười gì? Cười tình, cười sảng khoái, hả hê hay cười mỉa mai, khinh thị? Có lẽ phải hiểu đây là cái cách biểu lộ thái độ khinh bạc với đời. Vì sao ông lại chọn ngày rằm tháng tám chứ không phải là ngày khác để biểu thị sự khinh bạc đó? Chắc vì ông muốn nhân lên nhiều lần thái độ bất cần của mình với đời.
Tóm lại, tâm sự của Tản Đà là tâm sự kẻ buồn chán cuộc sông muôn tìm một nơi ẩn náu. Ông muôn tìm đến với thiên nhiên (ở đây là cung quế và chị Hằng), ẩn mình trong thiên nhiên để giễu cợt lại đời bằng sự kiêu bạc của mình.
Qua thơ Tản Đà ta còn thấy cái “ngông” thể hiện khá rõ:
Trước tiên, ngay đề bài đã lóe lên một cái gì không bình thường. Ai cũng biết thằng Cuội trong vãn học dân gian, trong ấn tượng của người Việt Nam gắn liền với cái thói nói dôi (cho nên mới có câu: “Nói dôi như Cuội”. Thế mà ở đây, Tản Đà lại Muốn làm thằng Cuội, cái ý muốn ấy thật khác thường, thật coi thường tất cả. Nó là một điều ngông.
Nhà thơ gọi Hằng Nga là chị xưng em ngọt xớt. Song trong bốn câu thơ sau này, ông lại có phần lả lơi với chị Hằng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Câu “Cành đa xin chị nhắc lên chơi” vừa nói cách lên cung Quảng lạ đời của ông, vừa có ý vị cười cợt của Xuân Hương. Chất đùa cợt lúc ẩn lúc hiện trong những câu thơ này khiến bài thơ lấy lại thế cân bằng, không lao sâu vào nỗi buồn chán giãi bày trong hai câu thơ mở đầu của bài. Trong cách xưng hô, trò chuyện của ông với chị Hằng, có ẩn chứa chút hơi ngông.
Ở hai câu cuối, tư thế nhà thơ và chị Hằng cùng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” cũng là tư thế khác thường so với quan niệm về quan niệm nam nữ thời ông đang sông. Nó cũng chỉ là cử chỉ ngông nghênh của ông dưới con mắt các nhà nho đương thời.
VI sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sông. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.
Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giải dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thợ nhưng câu nào cũng điêu luyện.
Hai câu đề đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đời:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nữa rồi.
Đã "buồn", đã "chán", lại gặp cảnh "đêm thu", tâm trạng ấy dường như nhân lên gấp bội. Nhà thơ buồn chán vì chí hướng của mình không thực hiện được hay vì cuộc đời nghèo khổ, túng quẫn. Câu thơ cứ buồn trĩu xuống bằng những thanh bằng liên tiếp. Nhà thơ không chỉ chán một cảnh đời đang sống mà chán cả trần thế. Có lẽ vì thế mới nảy sinh cái ý "muốn làm thằng Cuội" muốn bỏ quách trần gian để lên ở trên cung quế với chị Hằng.
Tản Đà chán đời nhưng vẫn không quên đời, Lên với chị Hằng, ông vẫn tìm cách hướng về đời:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là cái cười gì? Cười tình, cười sảng khoái, hả hê hay cười mỉa mai, khinh thị? Có lẽ phải hiểu đây là cái cách biểu lộ thái độ khinh bạc với đời. Vì sao ông lại chọn ngày rằm tháng tám chứ không phải ngày khác để biểu thị sự khinh bạc đó? Chắc vì ông muốn nhân lên nhiều lần thái độ bất cần của mình với đời.
Tóm lại, tâm sự của Tản Đà là tâm sự kẻ buồn chán cuộc sống muốn tìm một nơi ẩn náu. Ông muốn tìm đến với thiên nhiên (ở đây là cung quế và chị Hằng), ẩn mình trong thiên nhiên để giễu cợt lại đời bằng sự kiêu bạc của mình.
Qua thơ Tản Đà ta còn thấy cái "ngông" thể hiện khá rõ:
Trước tiên, ngay đề bài đã lóe lên một cái gì không bình thường. Ai cũng biết thằng Cuội trong văn học dân gian, trong ấn tượng của người Việt Nam gắn liền với cái thói nói dối (cho nên mới có câu: "Nói dối như Cuội"). Thế mà ở đây, Tản Đà lại "Muốn làm thằng Cuội", cái ý muốn ấy thật khác thường, thật coi thường tất cả. Nó là một điều ngông.
Nhà thơ gọi Hằng Nga là chị, xưng em ngọt xớt. Song trong bốn câu thơ sau, ông lại có phần lả lơi với chị Hằng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu, có bạn, can chi tủi
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Câu "Cành đa, xin chị nhấc lên chơi" vừa nói cách lên cung trăng lạ đời của ông, vừa có ý vị cười cợt của Xuân Hương. Chất đùa cợt lúc ẩn lúc hiện trong những câu thơ này khiến bài thơ lấy lại thế cân bằng, không lao sâu vào nỗi buồn chán giãi bày trong hai câu thơ mở đầu của bài. Trong cách xưng hô, trò chuyện của ông với chị Hằng, có ẩn chứa chút hơi ngông.
Ở hai câu cuối, tư thế nhà thơ và chị Hằng cùng "Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là tư thế khác thường với quan niệm nam nữ thời ông đang sống. Nó cũng là cử chỉ ngông nghênh của ông dưới con mắt các nhà nho đương thời.
Vì sao Tản Đà lại có cái ngông, lại thể hiện cái ngông đó trong thơ mình? Có lẽ đây là một cách phản ứng lại với cuộc sống. Nó gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Nó tạo cho thơ ông có một giọng điệu khác thường.
Bài thơ hấp dẫn người đọc trước tiên do lời thơ giản dị, tự nhiên. Có câu như một tiếng than, có câu lại như một lời hỏi. Câu nào cũng không thấy dấu vết đẽo gọt của bàn tay thơ nhưng câu nào cũng điêu luyện.
Bài thơ viết theo thể Đuờng luật thất ngôn bát cú. Niêm luật đầy đủ, đôi ý. đối thanh chặt chẽ và cân đôi. Nhưng ngay từ câu đầu, bằng lời lẽ tự nhiên, nhà thơ bộc lộ tâm sự trong lời than thở "buồn lắm"! Nhưng phải đọc cả hai câu đầu mới thấy cái buồn của nhà thơ là vì lẽ gì? Than thở với ai? Và ở thời điểm nào?
Ta hãy đọc câu 1 và 2:
Đêm thu buồn lắm Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi.
Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thế xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!
Như thế đã "buồn" lại "chán" nữa, nhưng tìm hiểu một sô" ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chẳng riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái "trần thế" mà nhà thơ đang sống nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng "chị Hằng ơi, trần thế em nay". Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt "chị Hằng ơi", thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xoá đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói "chán lắm rồi" mù chỉ mới "chán nửa rồi", một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì "vầng trăng" không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm bạn xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái "trần thế" đã chán một "nửa rồi".
Tiếp đến câu 3 và 4 vẫn là nỗi niềm tâm sự, nhưng nói rõ nguyện vọng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Đây là lời ướm hỏi "có ai" trên ấy hay chưa, rồi mới xin bám vào cây đa để lên chơi!
Câu 4 và 5: Ta thấy thi sĩ đi từng bước, lúc đầu chỉ xin lên chơi với ý nghĩa:
Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thể mới vui.
Có nghĩa là trong cảm tưởng, nhà thơ hình dung thấy "chị Hằng" cũng đang cần có nguồn vui, cần "có bầu có bạn"!
Câu 7 và 8: Tiến thêm một bước nữa, nhà thơ muốn lên cung trăng và ở lại đó suốt đời chứ không phải chỉ lên chơi, vì hai câu kết đã nói rõ:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống "thế gian"? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách "chị" và "em" nữa, mà hầu như nhà thơ đã "bá vai" chị Hằng cười sảng khoái hả hê!
Nhiều bài thơ của Tản Đà có cái ngông! Trong bài thơ này cái ngông cũng thể hiện ở nhiều câu. Trước hết là cái ngông muôn làm thằng Cuội. Hình tượng thằng Cuội trong dân gian được xem như một con người xấu (nói dối như Cuội) thế mà nhà thơ lại không có cái điều đáng chê trách đó, vì muốn lên cung trăng! Cái ngông thứ hai là lúc đầu ông xưng hô "chị, em" cười với chị Hằng, nhưng sau đó lại lả lơi muốn kết thành "bầu, bạn". Thật là khó hiểu hai chữ "bầu bạn"! Cái ngông thứ ba là lúc đầu ông chỉ muốn lên chơi, sau dần chuyển thành ý định ở lâu dài nơi cung quảng để mỗi năm đến rằm tháng tám "tựa nhau" trông xuống thế gian mà cười! "Tựa nhau" quả là một tư thế nam nữ có vẻ quá thần mật (nêu không muôn nói là suồng sã). Cái ngông cuối cùng là tiếng cười ngạo mạn, coi như dưới con mắt mình toàn chuyện nực cười.
Muốn làm thằng Cuội còn có ý nghĩa sâu xa khác là chán ghét cái xã hội hiện thời, mơ ước một cõi đời "Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn", nơi con người không còn vướng bận, lo lắng, bon chen nữa! Tuy vậy bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan mà gợi cho lòng ta một nỗi buồn man mác, trong sáng... Đó cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.
Thơ văn Tản Đà là cái gạch nối giữa cổ điển và hiện đại, nổi bật trên thi đàn hợp pháp hồi đầu thế kỉ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội rút ra từ tập thơ Giấc mộng con in năm 1926. Tuy mới chỉ là thể hiện của một khát vọng lãng mạn đầu tiên, nhưng đây là một hồn thơ phóng khoáng, khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới như ông Hoài Thanh đã nhận định.
Cái hay của bài thơ là sức tưởng tượng dồi dào, táo bạo vừa phóng túng nhưng lại rất duyên dáng, tế nhị.
Đầu thế kỉ XX, trên thi đàn xuất hiện một gương mặt mới lạ. Ấy là Tản Đà. Sự xuất hiện của Tản Đà đã gây xôn xao trong dư luận đương thời. Không ít ánh mắt tò mò, hiếu kì! Những lời khen, chê, đủ cả! Người ta tò mò, hiếu kì vì cái thói phóng túng, tài tử của ông thì ít, mà tò mò hiếu kì về thơ ông thì nhiều. Lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, xuất hiện một hồn thơ như thế; vừa sầu mộng, vừa đa tình và rất ngông.
Tản Đà vốn xuất thân Nho học, và có lẽ thuộc lớp Nho học cuối cùng của Việt Nam. Sống ở cái thời mà nền Nho học sắp tàn, Tản Đà đã sớm chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ và nhanh chóng trở nên nổi tiếng, đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX. Với những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, Tản Đà đã thổi một luồng gió mới vào thơ ca đương thời.
Thơ ca truyền thống xưa nay thường đề cao cái ta, một cái ta khuôn mẫu của đạo đức, lí tưởng và trách nhiệm công dân. Đến Tản Đà, một cái tôi đầy bản ngã và cá tính đã ra đời. Tuy nhiên, hiện thực xã hội ngột ngạt, tù túng đã bóp chết những khát vọng của con người, nhất là người nghệ sĩ. Trong suốt cuộc đời mình, Tản Đà đã sống trong tâm trạng bết đắc chí tài cao, phận thấp, chí khí uất. Tâm trạng u uất ấy khiến thơ Tản Đà tràn ngập một nỗi sầu da diết khôn nguôi:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Nỗi sầu của Tản Đà không chỉ là do bất mãn cá nhân, buồn về thân phận: Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo – Mà đến bây giờ có thế thôi, mà còn là nỗi buồn đau về nhân sinh, thời thế, về đất nước: Gió gió mưa mưa đã chéo phèo – Sự đời nghĩ đến lại buồn teo. Suy nghĩ cho cùng, đó là nỗi buồn đau đẹp, rất đáng được trân trọng!
Bất hòa sâu sắc với cuộc đời, với xã hội, Tản Đà muốn thoát ra khỏi cuộc đời.
Không chỉ có Tản Đà ôm ấp khát vọng thoát li. Phàm những ai sống ở thời đó mà có tâm hồn thanh cao và cá tính mạnh mẽ như Tản Đà đều muốn thoát li khỏi cuộc đời. Tuy nhiên, không ít người đã rơi vào bế tắc vì muốn thoát li mà không thoát li nổi (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà lại khác. Với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, Tản Đà tìm cách thoát li bằng mộng tưởng. Đặc biệt, giấc mộng thoát li của Tản Đà rất ngông; thoát li lên cung trăng làm bầu bạn với chị Hằng:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi,
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Tản Đà vốn là một hồn thơ ngông, chính Tản Đà cũng tự nhận mình là một vị tiên trên trời, bị đày xuống hạ giới vì tội ngông, đã từng viết bài thơ Dạm bán áo đoạn để mà mua giấy viết ngông. Vì thế, cái khát vọng thoát li rất ngông của Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội cũng là lẽ thường tình của thi sĩ.
Khát vọng thoát li lên cung trăng của Tản Đà đã là rất ngông rồi, nhưng ngông hơn nữa là cách xưng hô thân mật, có phần suồng sã chị chị em em của Tản Đà đối với chị Hằng; rồi khi đã lên đến cõi tiên, lại dám nhận mình là tri âm, tri kỉ của người đẹp, xem người đẹp như bạn tâm tình để giãi bày mọi tâm sự: có bầu có bạn can chi tủi, thỏa được thói phóng túng cùng gió cùng mây thế mới vui.
Một giấc mộng vừa ngông, vừa lãng mạn và cũng rất đa tình. Nó là sản phẩm tất yếu của một tâm hồn luôn cảm thấy buồn vì trống vắng, cô đơn như Tản Đà. Trong cuộc đời mình, đã không ít lần thi sĩ khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ:
Chung quanh những đá cùng cây
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm
Ao ước được thả hồn mình cùng mây gió:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay
Thoát li khỏi cuộc đời để làm thằng Cuội, nỗi sầu u uất trong lòng ông dường như đã được giải tỏa.
Mạch cảm xúc lãng mạn và ngông đẩy lên đến cao độ ở hai câu kết của bài thơ:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười,
Trong con mắt nhìn đời rất ngông của Tản Đà, cõi trần bụi bặm chỉ còn là bé tí chẳng đáng phải bận tâm. Một nụ cười hóm hỉnh mà thật có duyên, rất Tản Đà.
Có thể nói bài thơ Muốn làm thằng Cuội là một sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, vừa sầu mộng vừa đa tình và rất ngông của Tản Đà. Hồn thơ ấy đã khắc một dấu ấn sâu đậm trong thơ ca đương thời và mãi đến tận mai sau.