“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”
Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:
“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”
“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.
Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh ...
Tham khảo nha ^^ Chúc bạn học tốt ^^
(5) Từ ai trong bài văn ca dao dùng để hỏi.
(6) Từ sao trong bài ca dao dùng để hỏi