nhúng 1 thanh sắt nặng 100g và 500ml dd hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. sau 1 thời gian lấy thanh sắt ra cân lại và thấy khối lượng là 100,48g. tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt và nồng độ mol các chất trong dd sau phản ứng. giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể
Nhúng thanh Al nặng 3,24g vào 100ml dd H2SO4 0,5M . Sạ một thời gian nhấc thanh Al ra cô cạn dd sau phản ứng thu được 6,62g hỗn hợp muối khan. Biết toàn bộ Cu sinh ra bám vào thanh kim loại
a) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp
b) Tính khối lượng thanh kim loại lúc lấy ra khỏi dd
Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng 1 dd CuSO4 sau một thời gian lấy 2 bản kim loại ra . Trong dd nồng độ mol của ZnSO4 bằng 2,5 lần FeSO4 . Mặt khác khối lượng của dd giảm 0,11g . Tính khối lượng của Cu bám vào bản kim loại
Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít CuSO4 0,5M sau khi lấy thanh M ra khỏi dd thấy khối lượng tăng 1,6g và nồng độ CuSO4 giảm còn 0,3M. Kim loại M là:
Ngâm 1 lá sắt có khối lượng 50g trong 200g dd muối sunfat của kim loại M hóa trị 2 có nồng độ 16% . Sau khi toàn lượng sunfat đã tham gia phản ứng lấy lá sắt ra khỏi dd còn được 51,6 g . Xác định CTHH
Cho Fe3O4 vào 400ml dd HCl 1M thu được dd A
a) Sục 448ml khí clo(đktc) vào dd A thì phản ứng vừa đủ và thu được dd B.
_ Tính CM của các chất trong dd A
_ Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dd B
b) Nếu cho vào dd A một thanh sắt dư thì khối lượng dd thu được thay đổi như thế nào so với khối lượng dd A sau khi phản ứng kết thúc
Lấy 2 thanh kim loại X, Y có cùng khối lượng và đứng trước Pb trong dãy hoạt động động hóa học. Nhúng thanh X vào dd Cu(NO3)2 và thanh Y vào dd Pb(NO3)2. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra rửa nhẹ, làm khô, cân lại thấy khối lượng thanh X giảm 1% và thanh Y tăng 152% so với khối lượng ban đầu. Biết số mol X, Y tham gia pư bằng nhau; X, Y có hóa trị không đổi trong các hợp chất và tất cả kim loại sinh ra đều bám hết lên X, Y. Mặt khác để hòa tan hoàn toàn 3,9g kim loại X cần dùng V ml dd HCl thu được 1,344 lít khí H2 (đktc), còn để hòa tan hoàn toàn 4,26g oxit của kim loại Y cần dùng V ml dd HCl như trên. Hãy so sánh hóa trị của kim loại X, Y.
Hòa tan hoàn toàn m gam CuO trong 122,5 gam dd H2SO4 loãng có nồng độ C % Sau phản ứng thu được dd X . Ngâm 1 lá sắt vào dd X không thấy khí bay ra và dd X không còn màu xanh , người ta lấy lá sắt ra rửa nhẹ , sấy khô , cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 2 gam . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ Cu sinh ra đều bám trên lá sắt
a) Tính m và C
b) Tính C% của dd sau khi lấy lá sắt ra
Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng 1 lượng vừa đủ dd HCl 15,91% thu đc dd D
a/ Tính % khối lượng các chất trong X Biết nồng độ mol muối sắt trong dd D là 15,239%
b/ Tính C% khối lượng Mg trong dd D