Sông núi nước Nam là một bài thơ, cho nên, tuy thiên về sự biểu ý, nó vẫn có biểu cảm (bày tỏ, cảm xúc) ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt thể hiện trong đó.
Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở:
Niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước. Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy. Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, giọng điệu, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó.