Tập làm văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ThiênÝ Trần

Ngày mai em phải thuyết trình bài lặng lẽ sapa,ai giúp em soạn được ko ạ?

Thùy Linh
18 tháng 11 2018 lúc 17:40

Sapa – cái tên khi mới nghe nói đến người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng ai đã từng đọc tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long thì chắc hẳn sẽ có những suy nghĩ khác. Trong cái lặng im của Sapa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sapa, vẫn có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. “Lặng lẽ Sapa” là tác phẩm của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè của Nguyễn Thành Long. Ông đã khắc hoạ thành công hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Với một ý thức trách nhiệm, một tinh thần tự nguyện, một lòng say mê nghề nghiệp và những đức tính tốt khác, anh thanh niên đã trở thành một hình tượng điển hình của người lao động.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình”, trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” nhà văn Nguyễn Thành Long đã cho ta thấy được vẻ đẹp của Sapa thật độc đáo và đầy chất thơ, đồng thời tác giả cũng giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người nơi đây. Những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học trong cái lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

Truyện kể về cuộc sống làm việc của nhân vật anh thanh niên – một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo của Sapa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, những việc luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Công việc cực kỳ gian khổ nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành một cách nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm “gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. “Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm … gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xơi tới”. Tuy khó khăn là thế, nhưng anh rất yêu công việc của mình “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao có thể là một mình được. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất’’. Anh luôn cảm thấy hạnh phúc và gắn bó với công việc của mình, công việc đã trở thành một người bạn không thế thiếu đối với anh.

Người lặng lẽ mà không lặng lẽ, tuy sống một mình nhưng anh không cảm thấy đơn độc bơỉ “lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”. Sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy luôn làm chủ được bản thân, lạc quan và yêu đời, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định về vật chất, tinh thần “Trước nhà anh trồng cả một vườn hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi được một đàn gà đẻ trứng ăn không hết, một gian nhà nhỏ nhưng gọn gàng và ngăn nắp”. Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh thèm người tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ôtô để được nghe tiếng người. Nhưng sau anh lại nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống và làm việc một mình với cây cỏ thiên nhiên Sapa, để trở thành “người cô độc nhất thế gian’’.

Tuy vậy, nhưng anh không dần thu mình trong sự cô đơn, vắng vẻ ấy. Sự hiếu khách, quan tâm đến người khác một cách chu đáo, đã gây thiện cảm giữa anh với ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh khi đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà, hồn nhiên kể về công việc, về những người đồng nghiệp và cuộc sống nơi Sapa lặng lẽ. Ai có thể quên được, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm “Anh hái 1 bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết, nước chè cho ông họa sĩ, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm, lòng quan tâm sốt sắng, tận tình đáng quý của anh.

Ta còn bắt gặp ở người thanh viên là người rất mực khiêm tốn và trung thực, anh cảm thấy công việc, những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh hào hứng giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn mình: “Bác đừng vẽ cháu, nhiều người khác ở dưới kia đáng vẽ hơn cháu như ông kĩ sư nghiên cứu thụ phấn ở vườn su hào, anh thanh niên nghiên cứu bản đồ sét …” Những đóng góp của mọi người anh vẫn luôn coi là quan trọng và xứng đáng hơn mình, thật đáng trâng trọng bởi con người có cách nghĩ và nhìn nhận như thế. Dù còn trẻ nhưng anh rất thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía cả sự hy sinh thầm lặng của những người đang ngày đêm làm việc. Cuộc sống giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan tỏa tới những người xung quanh.

“Lặng lẽ Sapa” – ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lãng lẽ nhưng đáng yêu. Họ sống cống hiến cho nhân dân, cho dân tộc và đã dệt lên bài ca về tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đất nước. Họ như những ngôi sao toả sáng trên bầu trời đêm, nhưng sáng bằng những đóng góp thầm lặng của họ. Phải chăng nhà văn muốn nhắn gửi đến cho mỗi chúng ta. Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng như người thanh niên nơi Sapa lặng lẽ ấy, họ khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng và đáng tin yêu. Là học sinh, chúng ta hãy cố gắng học tập để mai sau có thể góp công sức để xây dựng đất nước, là những chủ nhân tương lai của Tổ Quốc.

Trần Diệu Linh
18 tháng 11 2018 lúc 18:20

--Thao khảo--

+ Mở bài

-Giới thiệu qua về tác phẩm và tác giả. Lặng lẽ Sa Pa là những tâm huyết của nhà văn Nguyễn Thành Long sau chuyến đi về Lào Cai. Câu chuyện kể về người thanh niên là nghề khí tượng

– Bằng lối viết sắc xảo, miêu tả tinh té, tác giả đã khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc , hình ảnh sa pa hiện lên vô cùng quyến rũ, và bí ẩn, vừa mờ sương vừa hiện thực.

-Lặng lẽ sa pa là một câu chuyện nhưng không quá chú ý vào những tình tiết thắt nút gay cấn, gây tò mò háo hức cho người đọc, mà tác giả lại thiên về cách miêu tả cảnh người và vật.

– Nó giống như một lối kể chuyện bình dị đơn giản có gì kể đấy không cần thêm mắm thêm muối cho kịch tính. Nhưng thông qua lối viết văn đầy bị dị, mộc mạc đó người đọc lại thấy được rất nhiều cái hay, cái đẹp được hiện lên.

-Hình ảnh những con người trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa ” được hiện lên gần gũi không hoành tráng, hay hùng vĩ chỉ là những con người yêu công việc của mình đang làm. Một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày nhưng họ không thấy chán mà luôn làm chúng với những tình cảm sâu sắc.

– Trong tác phẩm có những con người ông họa sỹ già, cô kỹ sư trẻ ai cũng đáng trân trọng, bởi họ đều là người rất có tâm với công việc

-Tác giả đã miêu tả chi tiết những gian khổ vất vả mà anh thanh niên nhân vật trong câu chuyện phải trải qua. Tuy vất vả nhưng anh không hề kêu ca phàn nàn mà vẫn âm thầm lặng lẽ làm việc rất tận tụy.

-Qua đây tác giả đã âm thầm gửi tình yêu, lòng ngưỡng mộ của mình tới những nhân vật của mình. Họ là những con người luôn sống có mục đích, luôn muốn cống hiến sức lực cho quê hương đất nước dù trong thời chiến hay thời bình.

-Hình ảnh anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn hiện lên thật gần gũi, giản dị anh tuy không là anh hùng đánh Mỹ, không giống như một tượng đài tráng lệ, anh chỉ là một người bình thường nhưng bằng ngòi bút của tác giả hình ảnh của anh thanh niên luôn lấp lánh ánh hào quang.

+Kết

– Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm hay, nhiều cảm xúc cho người đọc, bằng lối văn phòng bình dân giản dị nhưng trong mỗi câu chữ Nguyễn Thành Long viết ra người ta đều cảm nhận được nét đẹp, mùi thơm toát ra từ trong đó.


Các câu hỏi tương tự
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
phạm hoàng thiên nhi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Huyền Thương
Xem chi tiết
Hoa Luu
Xem chi tiết
Su Su Võ
Xem chi tiết
Minh Dương
Xem chi tiết
Su Su Võ
Xem chi tiết
Ngothimytien
Xem chi tiết