A.TÌM HIỂU ĐỀ
- Kiểu bài: Nghị luận
- Yêu cầu: Em có thể dựa vào văn bản Tuyên bố thế giới... trong Ngữ văn 9 và những hiểu biết của em về vấn đề này để làm bài. Đề bài cho phép và khuyến khích suy nghĩ của riêng em. Tuy nhiên, em nên làm rõ được một số ý cơ bản sau.
B. DÀN Ý
I. Mở bài
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
II.Thân bài
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:
- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:
(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)
III. Kết bài
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
Trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng đều là những mầm non tương lai, là trụ cột của xã hội, chính vì vậy nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia dân tộc là bảo vệ và chăm sóc, phát triển trẻ em. Chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vai trò của trẻ em theo UNESCO “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Sự phát triển hay chính tương lai của mỗi quốc gia dân tộc và thế giới đều đang phụ thuộc và hy vọng vào sự chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tất cả những phẩm chất, trí tuệ, sức khỏe và năng lực của trẻ em sẽ quyết định tương lai, vận mệnh đất nước. Giống như Bác Hồ đã khẳng định “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Qua câu nói của Bác Hồ ta cũng có thể khẳng định vai trò của trẻ em đối với vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Và chính sự quan tâm và đặc biệt chú ý tới vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em sẽ phản ánh trình độ văn minh và bản chất xã hội của dân tộc hay quốc gia đó.
Qua văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ trẻ em
Đề cập tới thực trạng quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và của chính phủ Việt Nam nói riêng về các vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em, dù đặt ở địa vị nào chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách chân thực nhất về vấn đề này. Đối với cộng đồng quốc tế trên thế giới, vấn đề quan tâm chăm soc và bảo vệ phát triển cho trẻ em được quan tâm một cách thích đáng, cụ thể như năm 1989 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã được ra đời, công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như: nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, và nhóm quyền tham gia. Ngoài ra còn đưa ra những nhiệm vụ rất cụ thể và toàn diện để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ở Việt Nam, chúng ta đã vạch ra những kế hoạch hành động, chính sách bảo vệ rất cụ thể như các chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo đói, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, trường học và thiết bị dạy học, đóng góp quỹ vì trẻ em chất độc màu da cam, mở các trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi, khuyết tật,… tất cả để đem lại sự bình đằng và quyền lợi của trẻ em.
Bảo vệ trẻ em là một nhiệm vụ cao cả và quan trọng của dân tộc cũng như nhân loại, một tổ chức hay một cá nhân không thể nào chịu trách nhiệm và hoàn thành tốt sứ mệnh này, chính vì vậy cần có sự chung tay góp sức của toàn thể xã hội. Ngay những học sinh chúng ta hãy cùng góp sức trong nỗ lực ấy, cùng phấn đấu trong học tập và rèn luyện để xứng đáng với trọng trách chủ nhân tương lai của đất nước.