Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha
Trong hai dòng thơ đầu của câu thơ trên, tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh "công cha'',''nghĩa mẹ" vốn là những khái niệm trìu tượng để so sánh với hình ảnh cụ thể ''núi ngất trời'',''nước ở ngoài biển Đông''. Những hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao để cụ thể hóa công lao của cha mẹ. Núi ngất trời là một ngọn núi không thấy ngọn để tô đậm công lao của người cha như một trụ cột đầy vững chắc. Nước ở ngoài biển Đông nhằm nhấn mạnh tình yêu thương của mẹ không bao giờ vơi cạn. Trong bài ca dao tác giả dân gian còn sử dụng cụm từ ''Cù lao chín chữ'' như muốn khuyên nhủ những người làm con phải biết ghi lòng tạc dạ bao công lao vất vả, nuôi dưỡng của cha mẹ từ đó người con phải biết báo trọng chữ hiếu. Qua bài ca dao trên tác giả dân gian đã đề cao công lao to lớn của cha mẹ dành cho con cái không đếm được. Niềm hạnh phúc của con cái là được sống trong tình yêu thương đó.