Tập làm văn lớp 7

Hinamori Amu

Giải thích nghĩa của các từ ngữ:"Công cha","Nghĩa mẹ","Cù lao chín chữ"?Sưu tầm những bài ca dao so sánh"Công cha","Nghĩa mẹ" với những hình ảnh cao, lớn, sâu, rộng vô hạn (như: núi, trời, biển, nước trong nguồn). Giải thích vì sao ca dao thường so sánh như vậy?

Thảo Phương
10 tháng 10 2016 lúc 21:57

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Tran Quynh Lan
Xem chi tiết
nguyễn lê thùy linh
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
~ * Yuki * ~ kute ^ - ^
Xem chi tiết
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy
Xem chi tiết
Ngô Thị Hồng Thúy
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Phương
Xem chi tiết