Bánh trôi nước là bài thơ nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm-Hồ Xuân Hương. Bài thơ cho ta thấy đc những phẩm chất đẹp của người phụ nữ. Nhưng qua đó cx cho ta thấy đc cuộc đời trắc trở, đầy sóng gió, bạc bẽo của họ. Qua bài Bánh trôi nước, ta đã hiểu thêm đc phần nào về tính cách cx như lối thơ giàu hình ảnh, đầy cảm xúc đong đầy trong từng câu thơ chan chứa bao sự khó nhọc của phụ nữ Việt Nam xã hội xưa
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Gợi ý
thân em: gợi ra bao bài ca dao than thân, chứng tỏ bài bánh trôi nc vít về đời ng` phụ nữ chứ hok phải về chiếc bánh trôi thực sự.
trắng, tròn chỉ làn da trắng,toàn vẹn về tài sắc( tròn)
điệp từ vừa kết hợp với phụ từ lại thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của mình khi nói đến vẻ đẹp của ng` phụ nữa.
thành ngữ bảy nổi 3 chìm nhằm ẩn dụcuộc sống lênh đênh lận đận của ng` phụ nữ, nc non ở đây là cái xã hội phong kiến quái ác, đầy bất công.
rắn, nát là nên, hư. đời ng` phụ nữnên hư, hạnh phúc bất hạnh đều hok do họ định đoạt đc. còn kẻ nặn ở đây là đấng nam nhi đầu trâu mặt ngựa và cái xã hội đáng chết này.
nhưng dù thế nào đi nữa thì tấm lòng son sắc của họ vận còn mãi_ tấm lòng chung thủy,trong trắng và kiên trinh.
mà em vận giữ tấm lòng son: câu này như là lời thcách thức của hồ xuân hương đối với xãhội phong kiến và những ng` đàn ông.cũg như phê phán, khinh bỉ cái xã hội này và các lề thói cổ hủ: trọng nam khinh nữ....
====>bài thơ tuy tả chiếc bánh trôi nhưng đã toát lên đc nỗi đau của ng` phụ nữ thời ấy. nó dám phê phán những phong tục vô lí, phê phán xã hội phong kiến thời ấy....