Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Hoàng thị hà

cảm hứng nhân đạo trong bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Selina Moon
28 tháng 3 2016 lúc 13:07

      Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ  mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

tham khảo hehe
Bình luận (2)
Huỳnh Châu Giang
28 tháng 3 2016 lúc 12:04

Cảm hứng nhân đạo ý bạn là ý nghĩa à?

Bình luận (0)
Hoàng thị hà
28 tháng 3 2016 lúc 13:08

cảm hứng nhân đạo: theo mình nghĩ đó là cảm hứng chủ yếu làm nên tác phẩm cả trong một quá trình văn học.

Bình luận (0)
Hoàng thị hà
28 tháng 3 2016 lúc 13:09

hình như đó là phân tích rồi...

Bình luận (0)
Nguyệt Trâm Anh
10 tháng 11 2016 lúc 20:29
Dưới những ràng buộc của lễ giáo khắc nghiệt trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn phải chịu những thiệt thòi, đau đớn. Đến giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, tiếng nói sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ bị dồn nén bấy lâu nay đã có cơ hội trào dâng ra ngoài. Đại diện cho những người phụ nữ bất hạnh ấy, Hồ Xuân Hương đã phản kháng mãnh liệt bằng tiếng nói riêng của mình, kết hợp nhuần nhuyễn với tiếng nói của nhân dân lao động bị xã hội phong kiến áp bức và chà đạp.Tiếng nói đả kích, tố cáo được nữ sĩ sử dụng thông qua công cụ cố hữu của truyền thống văn học dân tộc cũng như khá phổ biến trên thế giới đó là tiếng cười châm biếm.Một điều đặc biệt là Hồ Xuân Hương đã sử dụng tiếng cười thông qua yếu tố “tục”. Tiếng nói đả kích tố cáo táo bạo, quyết liệt ấy chủ yếu xoáy sâu vào giai cấp phong kiến với những thành lũy đạo đức hà khắc đã dần mục rữa của nó.Cái cười đầu tiên mà Hồ Xuân Hương bật ra đó là để cười cợt chính bản thân mình. Cũng vì “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” và tiếng cười chính mình đó đồng thời là lời thách thức, lời tố cáo. Chùm thơ “Tự tình” của nàng thơ đã thể hiện đầy đủ điều đóTiếng cười chính mình tuy không nhiều, nhưng ý nhị, mang ý nghĩa sâu sắc hàm ẩn những chua xót thân phận hòa nguyện với sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt.Nhà thơ không chỉ cười mình mà còn cười người. Tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu tập trung vào đối tượng chính là bọn giai cấp thống trị với thói đạo đức giả của chúng, phơi bày cái xác thân phàm tục vốn là cái bản chất.Hồ Xuân Hương vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giai cấp phong kiến, đại diện là vua chúa, quan lại, hiền nhân quân tử. Họ là mẫu người lí tưởng của xã hội phong kiến với bao điều tốt đẹp, trong sạch, thanh cao, họ là những người mang sứ mệnh truyền bá, hành xử đạo lí thánh hiền, giữ gìn kỉ cương xã hội. Thế nhưng, bằng con mắt sắc sảo Hồ Xuân Hương đã xé toạc hết bộ phẫm phục lộng lẫy, lộ ra chiếc áo đạo đức cụt cỡn với bộ mặt giả dối, trả họ về với lũ bịp bợm, dối đời và dốt nát. Với tiếng cười châm biếm, Hồ Xuân Hương như sung sướng, hả hê khi làm lộ ra sự thật cay đắng ấy.Đối tượng đầu tiên của bà đó chính là bọn vua chúa, những kẻ thay trời trị dân. Đã từng là đối tượng của những anh đồ ghẹo gái, Hồ Xuân Hương càng hiểu sâu hơn bản chất của những kẻ cầm quyền, tất cả chỉ là những kẻ mê hoa, háo sắc.Vua chúa là vậy mà quan thị còn đáng lên án hơn. Bọn quan thị tức là bọn thái giám, ngày đêm hầu hạ bọn vua chúa chẳng ra gì. Xã hội đã giơ cao, đánh thẳng vào cuộc sống trái lẽ của chúng, thậm chí trước cái dị hợm, quái gỡ, bà văng tục, bà chửi đổng, bà cười mỉa maiChỉ vì một chức quan, một địa vị, họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả, kể cả tình yêu. Thật đáng tức, đáng phải bị tố cáo, vạch mặt những con người chẳng biết trân trọng, luôn xem người phụ nữ là một món đồ chơi tình cảm.Đối tượng được nữ sĩ châm biếm đả kích nhất vẫn là bọn “hiền nhân quân tử”. Những việc làm lén lút, thậm chí những ý nghĩa “tiểu nhân” trong đầu chúng cũng bị xã hội phát hiện và phơi bày ra ánh sáng. Xã hội đã bóc trần bộ mặt ngụy quân tử để chúng ta nhận ra những kẻ giả dối ấy vẫn có những khao khát phàm tục, song vì khoác áo đạo đức, chúng đành phải lén lút, phải ăn vụng. Những ý nghĩ mờ ám ấy còn đáng ghê tởm hơn gấp trăm lần khi chúng bị phát hiện bởi nữ sĩ họ Hồ.Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại khi vạch ra những đen tối của cái đầu trọc nhà sư. Trong cái xã hội rối ren, nhà chùa đã không còn giữ được cái cung cách nghiêm trang của nó, không ít kẻ đã lợi dụng nơi tu hành để làm những chuyện bậy bạ, đó là lối tu hành giả dối.Qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương, ta thấy cả một xã hội phong kiến thời bà bị chế giễu, đả kích.Bà dùng tiếng cười, thông qua yếu tố tục, xoáy vào đời sống bản năng của giai cấp thống trị để từ đó đả kích, tố cáo thói đạo đức giả của chúng.
Bình luận (0)
Lê Ánh
10 tháng 11 2016 lúc 20:35

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng sonMượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:Thân em vừa trắng lại vừa trònĐiệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưngBảy nổi ba chìm với nước nonCuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:Đau đớn thay phận đàn bàLời ràng bạc mệnh cũng là lời chungThương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Linh
Xem chi tiết
thân thị huyền
Xem chi tiết
Shiine Kokomi
Xem chi tiết
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Vũ Khánh Chi
Xem chi tiết
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Phạm Yến Vy
Xem chi tiết
Lê Thị Mai Phương
Xem chi tiết