Trồng trọt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
๖ۣۜHoàng♉

Nêu các biện pháp cơ bản để trồng rau củ hữu cơ

HElp me

nguyen minh ngoc
9 tháng 5 2017 lúc 8:45
1. Tự làm thuốc trừ sâu bệnh Nếu bạn trồng rau trong vườn hay trên sân thượng, khi rau bị bệnh, bạn mua thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đồng nghĩa với việc mọi người trong gia đình sẽ hấp thụ một lượng không nhỏ các chất hóa học gián tiếp qua cây trồng. Vì vậy, hãy tìm hiểu những công thức làm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để có thể yên tâm hơn khi cây trồng bị sâu bệnh vẫn có cách chữa kịp thời mà hoàn toàn không có sự tác động của các chất hóa học.

Tự làm thuốc trừ sâu bệnh, diệt cỏ bằng các sản phẩm hữu cơ

2. Lên kế hoạch làm phân bón Rau củ quả sẽ tốt tươi và năng suất hơn khi được bón phân hợp lý cũng như trộn phân vào đất tạo thành phần dinh dưỡng chính để nuôi cây. Chính vì vậy, trước khi trồng bạn cần lên kế hoạch rõ ràng về việc sẽ làm phân bón như thế nào, cách thức làm ra sao, cần mua những gì? Thông thường, nếu sử dụng phân bón hóa học, rau của bạn trồng không còn là rau hữu cơ. Vì vậy, bạn có thể tự làm phân bón bằng rất nhiều nguồn như gốc rau của vụ trước, từ đầu cá, mai cua, vỏ trứng, cà phê..., từ các loại vỏ hoa quả, hay từ phân của các loài động vật như bò, gà... đã được ủ hoai mục theo đúng quy trình. Tùy vào điều kiện để bạn chọn cho mình một phương thức phù hợp để sẵn sàng cho việc trồng rau hữu cơ.

Tự làm phân bón để bón cho cây trồng thay vì mua phân bón hóa học

Hoa Phạm Thanh
9 tháng 5 2017 lúc 14:41

tao lấy trong sách

* Chọn giống : Cần chọn các giống cây trồng có khả năng chống chịu được sâu baanh, có sức đề kháng cao

* Sử dụng phân bón và chăm sóc : Chăm sóc cây bằng các biện pháp thân thiện với môi trường. Hạn chế sử dụng phân bón nếu đất trồng đã đủ độ màu mỡ cần thiết. Nếu sử dụng, nên tận dụng các loại phân chuồng, phân xanh hoặc phân rác từ các phế phụ phẩm sẵn có

* Luôn canh cây trồng : Nên tiến hành luôn canh cây trồng theo vụ. Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu sâu bệnh trong đất

* Làm cỏ: Cỏ dại ko chỉ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây mà còn có thể là đối tượng hấp dẫn các loại côn trùng có khả năng gây bệnh, do vậy cần làm cỏ thường xuyên

* Diệt sâu bệnh : Thường xuyên kiểm tra bắt sâu hoặc loại bỏ các phần bị sâu bệnh của cây bằng tay để tránh việc lây lan dịch bệnh cho cây khác

* Tưới nước đúng cách : Sử dụng nước sạch tưới cây để hạn chế sự lây nhiễm của dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho sản phẩm

* Trồng hoa : TRồng hoa ko chỉ có ý nghĩa lm đẹp cho khu vườn mà hoa còn có thể thu hút các côn trùng cí ích tiêu diệt các loại sâu bệnh cho cây

Tuyen Cao
9 tháng 5 2017 lúc 15:38
- Về đất trồng:

Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Về phân bón:

Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Về nước tưới:

Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Về phòng trừ sâu bệnh:

Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau: + Giống : Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm. + Biện pháp canh tác : Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác. + Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật : Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc.

2.Quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch việt:

I. Chuẩn bị đất trồng .

1. Chọn đất:

Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối.

2. Cày, bừa, phơi đất:

Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày. Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.

3. Lên liếp: Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.

4. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.

Chuẩn bị trước khi trồng:

- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 30cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng. - Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rải, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát... - Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ. - Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm. - Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.

II. Chuẩn bị giống và gieo giống .

1. Xử lý hạt giống:

Đề nghị phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo.

2. Cách gieo hạt: Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

- Gieo hạt thẳng: *Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh, không bị mất sức. * Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây hư nhiều. - Gieo trong bầu: * Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con. * Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.

4. Chăm sóc . Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

1. Xới xáo và vun đất vào gốc :

- Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. - Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc, thân phát triển.

2. Bón phân.

- Liều lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày - Cách bón phân : có nhiều cách bón + Rãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. + Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây. + Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên. + Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh khi cây lớn.

3. Tưới nước . Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến :Tưới phun (tưới tràn trên mặt đất), tưới rãnh (tưới ngấm).

4. Phòng trừ sâu bệnh .

* Phương pháp canh tác

- Khử giống. - Cải thiện điều kiện môi trường. - Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật. - Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra. - Luân canh và xen canh.

* Phương pháp sinh học:

- Sử dụng giống kháng. - Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.

* Phương pháp hoá học:

Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng trị dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh. Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

5. Thu hoạch và sơ chế. Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

- Trước khi thu hoạch cần phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng. - Thời điểm thu hoạch rau rất quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình bảo quản và chế biến. Xác định đúng thời điểm thu hoạch giúp kéo dài thời gian bảo quản và nâng cao chất lượng của rau. Thời gian thu hoạch thuận lợi nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. - Sau khi cây rau sinh trưởng phát triển đảm bảo thời gian sinh trưởng của từng loại rau, cây rau chuyển sang giai đoạn chín kỹ thuật, hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thương phẩm rau sạch việt. Đối với thu hoạch cây lấy trái, tiến hành thu hoạch khi trái đủ tuổi và trái có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng, suông đẹp, không nên hái non quá sẽ giảm năng suất, già quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. Khi thu trái dùng dao bén hoặc kéo để cắt cuốn không ảnh đến cây . - Rau sạch việt được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, và đưa rau vào hồ xử lý bằng dung dịch Ozone, sau đó để ráo cho vào túi sạch trước khi vận chuyển đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

6. Vận chuyển, bảo quản : Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet Quy trình trồng Rau an toàn của RausachViet

- Phương tiện vận chuyển rau sạch việt là loại xe chuyên dùng để vận chuyển sản phẩm rau về cửa hàng để bán, phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. - Tuyệt đối không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. - Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng. - Mỗi khi giao nhận sản phẩm rau sạch việt phải được ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm. - Rau sạch việt phải được bảo quản trong điều kiện thoáng mát, sắp xếp gọn gàng tránh dập nát, luôn luôn giữ cho rau được tươi .
nguyen minh ngoc
9 tháng 5 2017 lúc 8:46
3. Cần chọn nơi nhiều nắng Cây trồng theo phương pháp hữu cơ cần đặc biệt chú ý đến việc hấp thụ ánh nắng mặt trời. Cần đảm bảo nơi trồng cây, trồng rau nhận được đầy đủ từ 5 - 6 giờ nắng mỗi ngày giúp cây luôn khỏe mạnh và hạn chế sâu bệnh.

Chọn nơi nhiều nắng để trồng cây

4. Xem xét việc thiết kế bể nước mưa Sẽ thật tuyệt vời nếu ngay cạnh nơi trồng rau có sẵn một bể nước mưa. Tận dụng từ chính thiên nhiên vừa giảm chi phí trong việc trồng trọt vừa đảm bảo thực phẩm sạch 100% khi thu hoạch. Nước máy cũng chứa một lượng hóa chất không nhỏ, chi phí lại khá cao khi duy trì nước tưới hàng ngày cho cây, đặc biệt là khi nắng nóng kéo dài. Hãy khéo léo lắp đặt vòi tưới ở bể nước mưa để việc tưới nước cho cây trồng dễ dàng hơn.

Thiết kế bể nước mưa tiết kiệm chi phí làm vườn

5. Chuẩn bị đất trồng Bên cạnh phân bón thì việc chuẩn bị đất cũng vô cùng quan trọng. Trước khi trồng rau, bạn cần tìm hiểu về nguồn gốc đất trồng sẽ mua. Nên mua đất phù sa hoặc đất thịt. Khi mua về bạn có thể xử lý để hạn chế sâu bệnh, diệt mầm mống bệnh hại cây. Bên cạnh đó, có thể bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng cách sử dụng thêm mùn hữu cơ từ vỏ cây, gỗ dăm hay cỏ trộn vào đất trước khi trồng.

Đất trồng đủ dinh dưỡng

nguyen minh ngoc
9 tháng 5 2017 lúc 8:47
6. Chọn hạt giống Hạt giống quyết định 50% năng suất gieo trồng. Vì vậy, bạn nên chọn những hạt giống của các công ty uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, cần tránh những hạt giống biến đổi gen để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Hạt giống chất lượng

7. Quy hoạch vị trí trồng rau Dù trồng trên diện tích hạn chế hay rộng rãi, bạn cũng cần quy hoạch vị trí trồng rau để vườn rau được dễ dàng phát triển tươi tốt. Bạn nên trồng rau theo mùa và trồng ít loại rau để có thể tập trung chăm sóc và có rau để ăn thường xuyên.

Quy hoạch vị trí trồng rau để tiện cho việc chăm sóc, đi lại

8. Trồng những loại cây có khả năng đuổi côn trùng, sâu bệnh Khi trồng rau hữu cơ, chắc chắn những vị khách không mời mà đến sẽ khiến bạn đau đầu khi tìm cách xử lý. Để hạn chế tối đa các loại sâu bệnh, côn trùng hại cây, bạn có thể trồng xen kẽ những loại cây xua đuổi côn trùng như hoa oải hương, hoa cúc, cà chua, hương thảo... Một khu vườn hữu cơ là khu vườn đa dạng cây cối và cân bằng giữa cây trồng và các loại côn trùng.

Trồng xen kẽ các loại cây có khả năng đuổi côn trùng.


Các câu hỏi tương tự
Phương Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Tony
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
Xem chi tiết
Tam Truong
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
Trương Thanh Hà Quỳnh Nh...
Xem chi tiết